Vết thương sâu ở ngực là một tình trạng nguy hiểm đòi hỏi sự nhận biết nhanh chóng và xử lý kịp thời. Trong bài viết này, chúng mình sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách nhận biết vết thương và những biện pháp xử lý hiệu quả để đảm bảo sự an toàn cho nạn nhân.

Vết Thương Thâm Nhập Vào Vùng NgựcPenetrating Chest Wound

(Penetrating chest wound) là một thuật ngữ y tế mô tả tình trạng thương tích ở khu vực ngực do sự xâm nhập của vật thể hoặc đối tượng nào đó đâm ghim vào vùng ngực. Điều này có thể xảy ra trong nhiều tình huống khác nhau, bao gồm tai nạn, tấn công hoặc các sự kiện khẩn cấp khác. Vết thương sâu ở ngực có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng quan trọng như phổi, tim, và các mạch máu lớn, điều này đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay lập tức để giảm thiểu rủi ro huy hiểm cũng như tăng cơ hội sống sót của nạn nhân.

Vet Thuong Sau o Nguc Cach Nhan Biet va Xu Ly 3

Trong phần ngực, trái tim, phổi và các mạch máu quan trọng được bảo vệ che chở bởi xương ức (breastone) và 12 cặp xương sườn (pairs of ribs). Xương sườn mở rộng xuống đủ để bảo vệ gan và lá lách ở phần trên của bụng. Nếu có vật nhọn xâm nhập vào tường thành ngực, nó có có thể gây ra tổn thương nặng nề cho các cơ quan trong ngực và phần trên của bụng, dẫn đến tình trạng sốc. Phổi là bộ phận dễ bị tổn thương, có thể bị tổn thương trực tiếp hoặc do vết thương xâm lấn vào lớp màng bảo vệ (pleura) xung quanh mỗi phổi. khi đó, Không khí có thể xâm nhập giữa hai lớp màng này, tạo áp lực lên phổi và làm phổi bị co rút lại xẹp xuống, gọi là tình trạng tràn khí màng phổi (pneumothorax). Áp lực này có thể tăng lên và làm ảnh hưởng đến phổi bình thường khi chưa bị tổn thương, khiến người bị thương càng lúc càng khó thở hơn. Đồng thời, sự gia tăng tích tụ áp lực này có thể làm ngăn trở việc tim bơm nạp đầy đủ máu đúng cách, gây suy yếu sự tuần hoàn lưu thông và dẫn đến tình trạng sốc – một tình trạng được gọi là căng tràn khí màng phổi (tension pneumothorax). Nếu vết thương không chảy máu nhiều, điều quan trọng là phải để hở, không băng.

Nhận Biết (RECOGNITION)

  • Nạn nhân hít thở khó khăn và đau đớn, có thể là hít thở nhanh, nông và không đều
  • Nạn nhân cảm thấy một cảm giác lo lắng
  • Có các dấu hiệu của việc thiếu oxy bao gồm màu da xanh xám (cyanosis)

Cũng có thể xuất hiện:

  • Máu bọt đỏ, nổi lên khi ho
  • Máu chảy ra khỏi vết thương
  • Tiếng của không khí hút vào trong ngực khi nạn nhân hít thở
  • Các mạch ở cổ trở nên rõ ràng

Mục Tiêu Của Bạn (YOUR AIMS)

  • Đóng kín vết thương và giữ  duy trì cho người bị thương có thể hô hấp
  • Giảm thiểu tình trạng sốc
  •  Sắp xếp chuyển nạn nhân ngay lập tức đến bệnh viện

Những Hành Động Cần Làm (WHAT TO DO)

Vet Thuong Sau o Nguc Cach Nhan Biet va Xu Ly 2

  1. Giúp người bị thương ngồi xuống. Khuyến khích họ nghiêng về phía bên bị thương. Để vết thương hở, không băng.
  2. Nếu thấy vết thương đang chảy máu, ấn áp lực trực tiếp lên và nếu cần, hãy băng bó lại.
  3. Gọi dịch vụ cứu thương để yêu cầu sự giúp đỡ khẩn cấp. Trong lúc chờ đợi sự giúp đỡ, tiếp tục giúp đỡ người bị thương giữ vị trí giống như ban đầu miễn là họ vẫn có thể phản ứng được.
  4. Theo dõi và ghi lại những dấu hiệu quan trọng như hơi thở, nhịp tim và mức độ tỉnh táo của người bị thương cho đến khi sự giúp đỡ đến.

Trường Hợp Đặc Biệt Nếu Nạn Nhân Bất Tỉnh (SPECIAL CASE IF THE CASUALTY IS UNRESPONSIVE)

Nếu nạn nhân mất ý thức, hãy mở đường thở và kiểm tra hô hấp. Nếu cần đặt nạn nhân đang hô hấp vào tư thế phục hồi (recovery position), hãy lăn anh ta về phía bên bị thương để giúp phổi làm việc hiệu quả hơn.