Trong các tình huống khẩn cấp, việc gỡ bỏ quần áo của nạn nhân là một phần không thể thiếu trong quá trình cấp cứu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện điều này một cách đúng đắn. Hãy cùng tìm hiểu cách gỡ bỏ quần áo trong sơ cấp cứu một cách an toàn và hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Gỡ Bỏ Quần Áo【Removing Clothing】
Khi một tai nạn xảy ra, việc gỡ bỏ quần áo của nạn nhân giúp cho việc kiểm tra và xử lý vết thương trở nên dễ dàng hơn. Điều này cũng giúp đảm bảo rằng những người sơ cứu viên có thể đưa ra quyết định và cung cấp cứu chữa một cách chính xác và kịp thời.
Để kiểm tra một người bị thương một cách kỹ lưỡng, hoặc để đưa ra chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp, có thể bạn cần phải cởi bớt một số phần quần áo của họ. Hãy làm điều này một cách nhẹ nhàng nhất, không làm phiền người bị thương và chỉ khi họ đồng ý. Cố gắng cởi ít quần áo nhất có thể và tránh làm hỏng quần áo trừ khi thực sự là cần thiết. Nếu cần phải cắt bỏ quần áo, hãy cố gắng cắt theo đường may và giữ cho quần áo không chạm vào vết thương của người bị thương. Đảm bảo, bảo vệ sự riêng tư của họ và ngăn, giảm thiểu cho họ tiếp xúc với cái lạnh. Hãy dừng lại nếu việc cởi quần áo làm tăng đau đớn hoặc bất tiện cho người bị thương.
Cách Gỡ Bỏ Trang Phục Khi Bị Thương Ở Phần Dưới Cơ Thể (REMOVING CLOTHING IN LOWER BODY INJURIES)
- Giày: Hãy tháo dây giày, hỗ trợ đỡ mắt cá chân và cẩn thận kéo gót giày ra từ gót chân. Đối với những đôi ủng dài, có thể bạn cần phải cắt chúng dọc theo đường nối chỉ may phía sau.
- Tất: Tháo tất bằng cách nhẹ nhàng kéo chúng ra. Nếu không thể tháo ra được, hãy nhấc mỗi chiếc tất ra khỏi chân và cắt chúng bằng một chiếc kéo.
- Quần Dài: Nhẹ nhàng kéo ống quần lên để lộ phần bắp chân và đầu gối hoặc kéo từ eo thắt lưng xuống. Nếu bạn cần cắt, hãy nhấc nâng quần lên ra xa khỏi vết thương của nạn nhân.
Cách Gỡ Bỏ Trang Phục Khi Bị Thương Ở Phần Trên Cơ Thể (REMOVING CLOTHING IN UPPER BODY INJURIES)
- Áo khoác: Đỡ hỗ trợ cánh tay bị thương. Mở tất cả các cúc nút hoặc khóa trên áo và nhẹ nhàng kéo áo ra khỏi vai của nạn nhân. Cởi tay áo từ bên không bị thương trước. Kéo vòng áo qua phía bên tổn thương của cơ thể và nhẹ nhàng tháo nó khỏi cánh tay bị thương.
- Áo len và áo nỉ dài tay: Đối với các loại áo không có khóa và không thể cởi nhanh được, bắt đầu bằng cách cởi tay áo của bên tay không bị thương. Sau đó, cuộn áo lại và kéo dãn nó ra và tháo nó ra khỏi đầu của nạn nhân. Cuối cùng, trượt tay áo còn lại ra khỏi tay nạn nhân, chú ý không tác động tới bên tay tổn thương của nạn nhân.
Liên Đoàn Hải Đăng Gia Định là một là Đơn vị Hướng đạo thuộc hội Hướng đạo Việt Nam. Khởi đầu từ một tráng đoàn biệt lập, Tráng đoàn Hải Đăng – Gia Định được thành lập tại công viên Hoàng Văn Thụ vào ngày 1/03/2006 Sau một thời gian làm việc cùng nhau, Tráng đoàn đã chính thức thành lập Liên đoàn Hải Đăng – Gia Định tại CV Hoàng Văn Thụ vào ngày 10/10/2010. Tuy nhiên, lễ ra mắt chính thức của Liên đoàn đã diễn ra tại khuôn viên Công ty Muối Biển Đông ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2011. Từ đó đến nay, LĐ Hướng đạo Hải Đăng đã hoạt động chính thức với 4 ngành chính: ẤU – THIẾU – KHA – TRÁNG – có lúc sĩ số đoàn sinh lên đến đỉnh điểm là 168 người bao gồm cả đoàn sinh và huynh trưởng.