ĐẲNG THỨ NGÀNH THIẾU
GIỚI THIỆU VỀ HÀNH TRÌNH HƯỚNG ĐẠO SINH
HƯỚNG ĐẠO TÂN SINH:
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG ĐẠO TÂN SINH
I - TÌM HIỂU VỀ PHONG TRÀO
- Thuộc và tìm hiểu Châm ngôn, Khẩu hiệu, Lời Hứa và Luật Hướng Đạo
- Vẽ và giải thích ý nghĩa cũa Hoa Bách Hợp, huy hiệu của Hướng Đạo Việt Nam
- Hiểu Hướng Đạo là gì? và Tại sao bạn gia nhập Hướng Đạo ?
- Hiểu rõ về mục đích của phong trào Hướng Đạo ?
- Trình bày phương pháp giáo dục của Hướng Đạo
- Biết rõ về các đặc điểm của các Ngành trong phong trào Hướng Đạo
- Biết về các cấp hiệu và đẳng hiệu Thiếu sinh
- Biết về các cấp hiệu của Huynh Trưởng Ngành Thiếu
II - VỀ SINH HOẠT PHONG TRÀO
- Tham dự đầy đủ các buổi sinh hoạt, vắng mặt có thông báo (*)
- Thổi sáo miệng câu: “Tiếng gọi Hướng Đạo”.
- Thuộc và đọc được Luật khăn quàng (*)
- Thuộc lòng và hát đúng Quốc ca và Hội ca của Hướng Đạo Việt Nam.
- Biết hát ít nhất 06 bài hát sinh hoạt hướng đạo.
- Biết tên đội, thực hành băng reo và khẩu hiệu đội (*)
- Biết tiết kiệm, lúc nào cũng có một khoản tiền túi.
- Đóng góp quỹ đoàn, quỹ đội đầy đủ.
III - NGHI THỨC VÀ NGHIÊM PHÉP HƯỚNG ĐẠO
- Ăn mặc y phục hướng đạo gọn gàng, sạch sẽ, theo đúng quy định trong nghi thức Hướng đạo.
- Biết tư thế đứng “sắp sẵn” (nghiêm) và thế nghỉ có gậy và không gậy (*)
- Biết và thực hành lối chào Hướng đạo (có gậy, nón, không gậy, không nón)
- Biết thủ hiệu và ý nghĩa của thủ hiệu Hướng Đạo.
- Biết các hiệu lệnh bằng còi: chú ý, tập trung, họp Đội trưởng, các đội hình tập hợp U, C, O, hàng ngang, hàng dọc.
IV - KHÉO TAY VÀ THÁO VÁT:
- Biết làm hẳn hòi và sử dụng đúng lúc những nút dây: nút dẹt, nút ghế đơn, nút thuyền chài, nút nối chỉ câu, nút một vòng hai khóa, nút thòng lọng, nút sơn ca, nút mỏ chim.
- Làm cẩn thận và hoàn tất mọi việc nhỏ trong nhà như: gói đồ, khâu vá, bao sách vở, phụ giặt ủi quần áo, phụ nấu cơm v.v…
V. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Trình bày các dụng cụ đi trại và cách sắp xếp chúng vào ba lo
- Đã ngủ lại dưới lều ít nhất một đêm ở trại Đội hay trại Đoàn
- Trình bày những ghi chú trong lần cắm trại đầu tiên
- Dấu đường: có thể nhận biết và làm hẳn hòi để sử dụng những dấu đường sau đây: xuất phát, đi về lối này, không đi lối này, có nguy hiểm, đợi tôi ở đây, có thư giấu về phía này, đến đích.
VI - SƠ CỨU THƯƠNG
- Biết cách phòng tránh và trị chảy máu cam.
- Biết cách xử lý những vết cắt nhỏ và trầy xước.
- Biết cách xử lý khi bị bỏng nhẹ (cấp 1)
- Biết xử lý trong tình huống bị choáng váng xây xẩm.
- Biết xử lý bị phồng dộp ở tay chân.
HƯỚNG ĐẠO SINH HẠNG NHÌ:
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG ĐẠO HẠNG NHÌ
I - TINH THẦN HƯỚNG ĐẠO
- Đã dạy cho một đoàn sinh mới chương trình Hướng Đạo Tân sinh
- Luôn nhớ và thể hiện tin thần Hướng Đạo trong đời sống hàng ngày với Lời Hứa và Luật Hướng Đạo
II - HIỂU BIẾT VỀ PHONG TRÀO
- Biết tiểu sử của Robert Baden-Powell, người sáng lập ra phong trào Hướng Đạo
- Biết lịch sử Hướng Đạo thế giới và lịch sử Hướng Đạo Việt Nam
- Biết tổ chức của Liên Đoàn, đạo mình, biết các trưởng trong Liên Đoàn đoàn, Đạo mình
- Nhận biết các cấp hiệu của huynh trưởng Hướng Đạo Việt Nam.
- Nhận biết được 15 chuyên hiệu trong hệ thống chuyên hiệu ngành thiếu.
III - THIÊN NHIÊN
- Nhận diện hoặc trưng bày chứng liệu 10 loài thú.
- Nhận diện các cây dược liệu và cây dại ăn được ở khu vực bạn sống (tổng cộng trên 10 loại)
- Nhận diện được ít nhất 6 cây có độc ở khu vực bạn sống.
IV - KHÉO TAY VÀ THÁO VÁT:
- Biết làm thành thục tất cả các nút dây hướng đạo tân sinh.
- Biết làm hẳn hòi và sử dụng đúng lúc những nút dây hạng nhì như: nút kéo gỗ, thợ dệt, ghế kép, ghế anh, chân chó, nút ván, lạc lồng, lạt vặn, đầu ruồi, ngạnh trê, căng dây
V - HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Trình bày các dụng cụ đi trại và cách sắp xếp chúng vào ba lo
- Đã ngủ lại dưới lều ít nhất một đêm ở trại Đội hay trại Đoàn
- Trình bày những ghi chú trong lần cắm trại đầu tiên
- Dấu đường: có thể nhận biết và làm hẳn hòi để sử dụng những dấu đường sau đây: xuất phát, đi về lối này, không đi lối này, có nguy hiểm, đợi tôi ở đây, có thư giấu về phía này, đến đích.
VI - SƠ CỨU THƯƠNG
- Biết cách phóng tránh và trị chảy máu cam.
- Biết cách xử lý những vết cắt nhỏ và trầy xước
- Biết cách xử lý khi bị bỏng nhẹ (cấp 1)
- Biết xử lý trong tình huống bị choáng váng xây xẩm.
- Biết xử lý bị phồng dộp ở tay chân.
VII - CA HÁT
- Thuộc lòng và hát đúng 10 bài hát Hướng đạo.
- Thuộc lòng và hát đúng 10 bài hát sinh hoạt, ngoài 10 bài trên.
- Có một cuốn sổ để ghi bài hát, băng reo, và trò chơi Hướng đạo.
VIII - VỆ SINH VÀ SỨC KHỎE
- Biết và thực hành thể dục cá nhân theo cách của BP trong quyển “Hướng Đạo cho trẻ em” (4-6 động tác).
- Đi Bước Hướng đạo (chạy 50 bước xen với đi 50 bước) 2 cây số trong không quá 15 phút.
- Biết bơi được quảng ít nhất 20m theo kỹ thuật cơ bản bất kỳ.
- Biết đi xe đạp thành thục.
IX - SƠ CỨU THƯƠNG:
- Biết rửa, sát trùng vết thương.
- Biết băng bó bằng băng cuộn và bằng tam giác.
- Biết và trình diễn làm một cái cán bằng gậy kết hợp với khăn quàng, hoặc với tấm chăn, hoặc áo.
- Biết cách dùng cán chuyên chở nạn nhân.
- Biết cách khuân vác nạn nhân một mình và với người khác.
- Biết xử lý phỏng nặng (cấp 2)
- Biết xử lý vết thương do vật nhọn như đinh hay lưỡi câu gây ra.
- Biết cách chữa: vật lạ vào mắt, bầm tím, bong gân, ngất xỉu.
- Biết cách xử lý khi có người bị rắn cắn, chó hay mèo dại cắn, trúng độc nhẹ.
- Biết sơ cứu khi bị nọc độc sâu bọ, rết, ong, ve, đỉa cắn hay đốt.
X - QUAN SÁT:
- Trong trò chơi Kim, phải nhớ ra 16 vật trong 24 vật đã nhìn.
- Ngoài những dấu đường trong chương trình Tân Sinh, nhận biết và sử dụng những dấu đường: nước uống được, nước không uống được, trại về phía này, có chướng ngại vật, phân chia số người về hai ngã.
- Biết làm và nhận biết những dấu đường làm bằng cành cây, cỏ thắt, đá xếp, đi đúng đường, rẽ sang phía này, có nguy hiểm, chú ý.
XII - ĐỜI SỐNG TRẠI
- Đã tham dự ít nhất 3 kỳ cắm trại có ngủ qua đêm.
- Nút dây: biết làm hẳn hòi và sử dụng đúng những nút dây sau đây: nút kéo gỗ, nút thợ dệt, 2 nút ghế kép, nút chân chó, nút lạt vấn, nút nối lạt (ngạnh trê, đầu ruồi).
- Biết chọn củi khô và đốt lửa. Có thể nhóm lửa với hai que diêm mà không dùng rơm giấy, cỏ khô hoặc bùi nhùi.
- Biết cách đề phòng hỏa hoạn trong rừng, ở trại và ở nhà.
- Biết dựng một kiểu bếp cho gọn gàng, và dùng bếp đó để nấu một bữa cơm thường (cơm và thức ăn).
- Hiểu sự nguy hiểm của nước dơ, biết cách chọn nước uống được và cách khử trùng nước để uống (ngoài cách nấu sôi).
XIII - TRUYỀN TIN
- Biết các hiệu còi và thủ hiệu tập họp và di chuyển.
- Biết và sử dụng một số loại mật thư thông thường (ít nhất 03 loại).
- Biết sử dụng điện thoại bàn và di động
XIV - PHƯƠNG HƯỚNG
- Biết tìm phương hướng bằng la bàn, mặt trời, đồng hồ.
- Nhận biết các chòm sao: sao Thần Nông, chòm sao Gấu Lớn hay Gấu Nhỏ để tìm phương Bắc; và chòm sao Nam Thập để định phương Nam.
GHI CHÚ:
- Sau khi đã tuyên hứa, đoàn sinh phải hoàn tất chương trình Hạng Nhì trong vòng 18 tháng.
- Đoàn Trưởng chỉ trao Hạng Nhì sau khi Hội đồng Đội trưởng đồng ý và khi chắc chắn rằng đoàn sinh đã thuộc nằm lòng và luôn thực hành Lời Hứa và Luật Hướng Đạo.
HƯỚNG ĐẠO SINH HẠNG NHẤT:
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG ĐẠO HẠNG NHẤT
I - HIỂU BIẾT VÀ PHỤC VỤ PHONG TRÀO:
- Đã dạy cho một Tân Sinh các hạng mục trong chương trình Hạng Nhì.
- Biết lịch sử, quá trình hình thành của Hướng Đạo Việt Nam.
- Biết sơ lược lịch sử, tổ chức của Hướng Đạo Thế Giới.
- Nhận biết tất cả các cấp hiệu và đẳng hiệu của Hướng Đạo Việt Nam.
II - CHUYÊN HIỆU CẮM TRẠI
- Đã cắm trại được 20 đêm ở nhiêu nơi khác nhau.
- Biết tôn trọng thiên nhiên và bảo tồn sinh thái.
- Biết tự chuẩn bị vật dung cần thiết đi trại dài ngày,
- Liệt kê các thứ cần thiết cho một kỳ trại 7 ngày của Đội, dụng cụ, lương thực, chi phí...
- Biết tìm đất trại đủ tiêu chuẩn cho một Đội, một thiếu đoàn.
- Thiết lập trại cho Đội: dụng cụ lếu, thủ công trại, lều bếp, đào hố rác, hố vệ sinh...
- Biết thiết kế, giữ gìn, tu bổ lều trại, dụng cụ cắm trại.
- Biết cách giữ vệ sinh và biết cách khử trùng nước.
- Đã nấu được 15 bữa ăn ở trại cho đội của mình.
- Biết sự nguy hiểm của cháy rừng và biết cách đề phòng.
- Có một cuốn nhật ký trại, trong đó ghi chép những kinh nghiệm thực tế của các kỳ trại có kèm hình.
III - CHUYÊN HIỆU BƠI LỘI
- Biết các phương pháp an toàn khi bơi lội
- Có thể bơi được ít nhất 50 mét bằng các kiểu bơi khác nhau
- Có thể bơi 1 tay, 2 tay, hay 1 tay 2 chân hoặc chỉ 2 tay.
- Bơi sấp hay ngửa vừa bơi vừa ôm áo quần mà không để bị ướt.
- Bơi xoay vòng tại chỗ. Vừa bơi vừa đẩy cây.
- Nín thở lặn sâu trong nước càng lâu càng tốt, và tìm một vật chỉ định dưới nước.
- Để quần áo nhảy xuống nước, vừa bơi vừa cởi quần áo.
- Nhảy xuống nước với các tư thế khác nhau
- Biết dùng quần áo để làm phao trợ lực.
IV - CHYÊN HIỆU CỨU THƯƠNG
- Kiểm tra lại tất cả những môn về "Cứu Thương" của Hướng Đạo hạng Nhì.
- Kiểm tra lại cả những môn về "Cấp Cứu và Vệ Sinh" của HĐ hạng nhất.
- Biết săn sóc cẩn thận một người bị gãy xương, bông gân hay trẹo khớp xương.
- Biết săn sóc cẩn thận một người bị phỏng lửa, phỏng nước sôi, phỏng dầu, phỏng axit.
- Biết săn sóc một bệnh nhân, bắt mạch cổ tay, đặt ống nghe để lấy nhiệt độ.
- Biết xử lý trong những trường hợp: ăn không tiêu, bón ruột, tiêu chảy
- Có một hộp cứu thương riêng và biết cách giữ gìn và bảo quản chúng.
- Đã ghi danh mình cho Liên Đoàn Trưởng biết, để khi cần đến thì phuc vụ cứu thương.
V - HỎA HOẠN, CHỮA CHÁY
- Biết nguyên tắc chung khi gặp sự cố hỏa hoạn.
- Biết cách thoát hiểm khi ở một mình trong phòng với lửa.
- Biết cách đưa nạn nhân ra khỏi đám cháy.
VI - QUAN SÁT THIÊN NHIÊN:
- Nhận xét và thuộc tên 10 loại cây lớn thông thường (dáng cây, lá, hoa, trái) và 10 loài chim (hình dạng, màu lông, tiếng kêu, vết chân), 10 giống cá.
- Biết xem xét và hiểu dấu chân người trên cát, đất mềm (do chạy, nhảy, đi, mang đồ vật nặng, đi lùi, loạn choạng).
- Biết xem xét vết xe đạp, xe gắn máy, xe hơi và biết được xe đi về hướng nào.
- Nhận biết thêm năm chòm sao, ngoài những chòm sao trong chương trình Hạng Nhì, và 5 vì sao.
- Nhận biết năm điềm dự báo thời tiết.
- Thể hiện vài mẹo nhận xét tính cách người qua trang phục, cử chỉ, tướng mạo,…
- Biết và trình diễn cách tiếp cận chim thú.
VII - KHÉO TAY, NGHỀ RỪNG
- Hoàn tất hẳn hòi hai thủ công trại có ích thiết thực như: đan rổ, bàn, ghế, sọt rác, bếp, …
- Biết bảo dưỡng và sửa chữa: biết chọn và mài dao, biết chọn và mài rìu hoăc rựa, vá áo quần, đính khuy và huy hiệu, đánh giày.
- Biết cách bảo dưỡng cơ bản và giữ gìn một chiếc xe đạp hoặc xe gắn máy.
- Biết và làm hẳn hòi và sử dụng đúng các nút dây sau đây: nút ráp cây, nút nối cây, nút ráp chữ thập và tháp chéo bằng dây thừng, nút cứu hỏa, nút thợ sơn, nút leo núi.
- Biết chầu dây: chầu đầu, chầu vòng.
- Biết và trình diễn thắt khâu, thắt cà vạt.
- Biết và trình diễn dùng rìu và rựa để đẳng cây, trẩy cành.
VIII - TRUYỀN TIN, LIÊN LẠC
- Có thể truyền và nhận đúng một bức thông văn lối chừng 50 ký tự bằng Morse hay bằng Semaphore từ khoảng cách trên 100m ngoài trời.
- Trình diễn cách phát tín hiệu kêu cứu SOS bằng khói và bằng ánh sáng
- Biết đọc nhanh một bức thông văn bằng quốc ngữ điện tín (Telex), và thảo một một bức điện văn gọn gàng bằng lối ấy theo một đề ra trước.
- Biết lợi ích của internet và sử dụng vài công cụ internet (như email, tìm kiếm) đúng mục đích.
XIV - CÔNG DÂN, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
- Hiểu tường tận luật đi đường và hầu hết các bảng hiệu (trên 15) của luật giao thông, và có thể giải thích cho người khác biết.
- Tiết kiệm: Biết để dành riêng một món tiền riêng (do Trưởng ấn định) và tỏ rằng thận trọng trong tiêu xài. Biết giữ gìn cẩn thận ngăn nắp vật dụng riêng của mình.
- Biết tiểu sử 05 danh nhân Việt Nam tiêu biểu.
XV - ƯỚC ĐẠT
- Biết và trình diễn dùng các kích thước cơ thể như gang tay, sải tay, bước chân để đo chiều dài và khoảng cách.
- Ước lượng một khoảng thời gian 5 phút mà không dùng đồng hồ.
- Biết và trình diễn dùng gậy hướng đạo để ước đạc 3 bề dài tổng cộng dưới 500m và 1 bề cao dưới 30m.
- Biết đối chiếu một số đơn vị đo lường (ví dụ: in – mét, kg – lb, lit – gallon).
XVI - THÁM DU:
- Biết xem địa đồ 1/25.000 hoặc 1/50.000 hoặc 1/100.000, hiểu tường tận những chi tiết ghi trên địa đồ: đường bình đồ, ký hiệu địa hình. Biết dùng la bàn định một địa điểm trên địa đồ ấy.
- Không dùng la bàn mà đi đúng về một hướng đã định trước ban ngày hoặc ban đêm.
- Đi bộ thám du trong vòng 24 giờ trên 10 km. Phải tự nấu ăn và đóng lều. Quan sát và ghi nhận kỹ những điều quan sát, nghiên cứu do Đoàn Trưởng giao trước khi lên đường. Khi về trong vòng bảy ngày phải nộp cho Đoàn Trưởng một một phúc trình gồm có: bản lược đồ con đường đã đi cùng với những điều đã thấy và làm ở dọc đường.
Ghi chú:
- Kể từ khi có Hạng Nhì, hướng đạo sinh phải đạt được Hạng Nhất trong vòng 18 tháng.
- Trước khi trao Hạng Nhất, đoàn trưởng quan sát và chắc chắn em luôn thực hành Luật và Lời Hứa Hướng Đạo.
THIẾU SINH VIỆT NAM (HIỆP SỸ)
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG ĐẠO HIỆP SỸ
- Viết ra hay trình bày với huynh trưởng một cách rành rọt nhận thức về các giá trị và đức tin trong cuộc sống, mối quan hệ các giá trị và đức tin ấy với thực hành Lời Hứa và Luật.
- Phục vụ tổng cộng ít nhất 6 tháng trong thiếu đoàn (làm Đội trưởng nhất hay làm ít nhất hai trong các vai trò như thủ quỹ, thứ ký, sử gia, huấn luyện viên …), ấu đoàn; hay phục vụ cho một cơ sở công ích tổng cộng trên 80 giờ.
- Với vai trò thành viên ban tổ chức, tham gia lập kế hoạch và thực hiện công tác xã hội có đông đảo nam nữ tham gia.
- Biết cách và đã tham gia (thật hay diễn tập) ứng phó xử lý một tình huống khẩn cấp.
- Đạt 03 chuyên hiệu nhóm Thiên nhiên/Cắm trại
- Đạt 03 chuyên hiệu nhóm Thể lực/Thích ứng
- Đạt 03 chuyên hiệu nhóm Khéo tay/Hướng nghiệp
- Đạt 02 chuyên hiệu nhóm Phục vụ
- Đạt 02 chuyên hiệu nhóm Văn Hóa/Xã Hội
- Ghi chú: Các nhóm chuyên hiệu yêu cầu trong chương trình Tiền phong và Nghĩa sĩ bao gồm các chuyên hiệu đã đạt trước đó
HÌNH ẢNH LIÊN ĐOÀN HẢI ĐĂNG
[elfsight_instagram_feed id="1"]