Sự cố tai nạn điện có thể gây nguy hiểm nếu chúng ta không biết cách đối mặt và xử lý chúng một cách an toàn. Bài viết này sẽ hướng dẫn về biện pháp an toàn và cách xử lý đúng đắn khi gặp sự cố về điện.
Sự Cố Tai Nạn Về Điện【Electrical Incidents】
Khi ai đó bị điện giật, dòng điện chạy qua cơ thể có thể tạo ra cảm giác bất ngờ và gây sốc, dẫn đến việc ngừng hơi thở và tim ngừng đập (cardiac arrest) liền ngay lập tức. Ngoài ra, dòng điện cũng có thể gây cháy nổ, tạo ra vết bỏng ở nơi nó va chạm vào cơ thể và nơi nó rời khỏi cơ thể để đi vào xuống “mặt đất” (earth). Mặc dù vết bỏng điện có thể nhỏ hoặc không thể nhìn thấy trên da, nhưng tác động của nó có thể lan tỏa kéo sâu vào bên trong cơ thể, gây tổn thương đến các mô.
Các yếu tố làm tăng mức độ nghiêm trọng của chấn thương bao gồm: điện áp; loại dòng điện; và đường đi của dòng điện. Điện áp thấp, chẳng hạn như 110-240 volt, thường xuất hiện trong gia đình hoặc nơi làm việc, trong khi điện áp cao từ 440–1,000 volt thường gặp trong ngành công nghiệp, và điện áp lớn hơn 1,000 volt thường xuất hiện trong dây truyền tải điện (power line). Loại dòng điện có thể là dòng điện xoay chiều (AC) hoặc dòng điện một chiều (DC), và đường đi của dòng điện có thể từ tay đến tay, tay đến chân hoặc chân đến chân. Hầu hết các dòng điện ở gia đình và công nghiệp thường là AC, gây cảm giác co giật cơ (còn được gọi là hiện thượng tetany) và hiện tượng “khoá” – nạn nhân giữ chặt vào vật thể, không thể buông ra, khiến họ vẫn tích điện trong người. Ngược lại, dòng điện DC thường tạo ra một cú co cơ lớn một lần, thường làm ném người ra xa khỏi nguồn điện. Hãy lưu ý rằng cú giật sốc có thể làm nạn nhân bị ném đi hoặc ngã, gây chấn thương như gãy xương và tổn thương cột sống.
Lưu Ý
- Không chạm vào nạn nhân nếu anh ta đang tiếp xúc với dòng điện.
- Không dùng bất kỳ vật dụng kim loại nào để cắt đứt đường tiếp xúc kết nối với điện.
- Không nên tiếp cận dây điện có điện áp vôn cao cho đến khi nguồn điện đã được tắt.
- Không nên di chuyển người bị thương do điện giật, trừ khi họ đang đối mặt với nguy hiểm và đã không còn tiếp xúc với điện nữa.
- Nếu nạn nhân không phản ứng và việc chạm vào là an toàn, hãy mở đường thở và kiểm tra nhịp hơi thở của nạn nhân.
Dòng Điện Với Điện Áp Vôn Cao【High Voltage Current】
Khi tiếp xúc với dòng điện áp vôn cao từ đường dây điện và cáp trên cao thường dẫn đến kết quả là tử vong ngay lập tức. Nếu ai đó may mắn sống sót, họ sẽ phải chịu những vết bỏng nặng vì nhiệt độ của dòng điện có thể lên đến 5,000°C (9,032°F). Ngoài ra, cú sốc cũng tạo ra một cơn co giật mạnh đẩy nạn nhân ra xa, làm tăng nguy cơ chấn thương thêm.
Dòng điện, điện áp vôn cao còn có thể phóng nhảy “arc” (từ “arc” ở đây có thể ám chỉ sự nhảy hay phóng điện, nơi dòng điện vượt qua khoảng không, không dẫn điện để tạo thành một đường dẫn, có thể làm hỏng hoặc gây nguy hiểm cho môi trường xung quanh) lên đến 18m (20yd) từ nguồn của nó. Trước khi tiếp cận nạn nhân, cần phải tắt và cách ly nguồn điện. Nếu nạn nhân bị sốc kiểu này, thường sẽ không phản ứng. Khi đã được thông báo rằng an toàn để tiếp cận, hãy đánh giá tình trạng của nạn nhân, mở đường thoáng khí và kiểm tra hơi thở.
Bảo Vệ Người Chứng Kiến (Protect bystanders)
Hãy giữ mọi người xa khỏi vụ việc. Những người đứng xem nên ở ít nhất 18m (20yd) cách dây điện bị hỏng và/hoặc nạn nhân.
Dòng Điện Với Điện Áp Vôn Thấp【Low-Voltage Current】
Dòng điện thông thường với điện áp vôn thấp trong hộ gia đình (Domestic current), như khi chúng ta sử dụng điện ở nhà hoặc nơi làm việc, có thể gây ra những chấn thương nặng hoặc thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Thường thì những vấn đề xảy ra do công tắc lỗi hoặc lỏng, dây dẫn bị hỏng bong tróc hoặc các thiết bị gặp sự cố. Trẻ con thì đặt ở nguy cơ cao vì sự tò mò tự nhiên của chúng, có thể đưa ngón tay hoặc vật dụng kim loại vào ổ cắm điện. Nước cũng là một chất dẫn điện hiệu quả, làm tăng thêm rủi ro cho cả bạn và người nạn nhân bị thương. Nếu bạn sử dụng thiết bị điện khi tay ướt hoặc đứng trên sàn nhà ẩm, bạn đang tăng nguy cơ bị giật điện lên rất nhiều.
Cách Xử Lý Khi Ngắt Tiếp Xúc Với Điện (Breaking Contact With Electricity)
- Trước khi làm bất cứ điều gì, hãy nhìn kỹ trước, đừng chạm vào người bị thương. Nếu họ vẫn đang tiếp xúc với nguồn điện, đó là nguy cơ bị điện giật.
- Tắt nguồn điện nếu có thể để cách ly người bị thương khỏi nguồn điện. Sử dụng công tắc chính cầu dao hoặc tháo phích, làm cho dây điện không còn tiếp xúc.
- Hoặc di chuyển nguồn điện ra xa cả bạn và người bị thương. Đứng trên vật liệu cách điện như hộp gỗ, thảm nhựa hoặc danh bạ điện thoại. Sử dụng cây để gạt đẩy cơ thể người bị thương ra xa nguồn điện hoặc đẩy nguồn điện ra xa họ.
- Nếu không thể cách ly bằng vật dụng gỗ, buộc một sợi dây xung quanh chân hoặc dưới cánh tay của người bị thương, chú ý không chạm vào họ, và kéo họ ra xa nguồn điện.
- Khi bạn chắc chắn rằng họ không còn tiếp xúc với điện, kiểm tra tình trạng sơ bộ và chăm sóc vết thương theo thứ tự quan trọng. Hãy gọi số cấp cứu để đưa ra sự hỗ trợ khẩn cấp.
Sét Điện【Lightning】
Sét điện – đây là hiện tượng tự nhiên khi một lượng lớn điện năng được giải phóng từ bầu khí quyển, tạo ra ánh sáng và nhiệt độ cực mạnh. Sét thường tìm đường kết nối với mặt đất thông qua đối tượng cao nhất trong cảnh quan hoặc thậm chí là qua bất kỳ người nào đang đứng gần đó. Tuy nhiên, vì thời gian của cú sét rất ngắn, thường không tạo ra chấn thương nhiệt độ nặng. Tuy nhiên, nó có thể làm cháy quần áo, làm ngã nạn nhân hoặc dừng tim và hơi thở. Việc thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) phải được bắt đầu ngay lập tức. Ngoài ra, hãy luôn luôn dẫn mọi người ra xa khu vực có sét đánh, vì trái ngược với quan điểm phổ biến, sét có thể đánh lại ở cùng một địa điểm.
Liên Đoàn Hải Đăng Gia Định là một là Đơn vị Hướng đạo thuộc hội Hướng đạo Việt Nam. Khởi đầu từ một tráng đoàn biệt lập, Tráng đoàn Hải Đăng – Gia Định được thành lập tại công viên Hoàng Văn Thụ vào ngày 1/03/2006 Sau một thời gian làm việc cùng nhau, Tráng đoàn đã chính thức thành lập Liên đoàn Hải Đăng – Gia Định tại CV Hoàng Văn Thụ vào ngày 10/10/2010. Tuy nhiên, lễ ra mắt chính thức của Liên đoàn đã diễn ra tại khuôn viên Công ty Muối Biển Đông ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2011. Từ đó đến nay, LĐ Hướng đạo Hải Đăng đã hoạt động chính thức với 4 ngành chính: ẤU – THIẾU – KHA – TRÁNG – có lúc sĩ số đoàn sinh lên đến đỉnh điểm là 168 người bao gồm cả đoàn sinh và huynh trưởng.