“Becoming a First Aider” đơn giản là quá trình trở thành một người có khả năng cấp cứu, cứu thương lúc ban đầu. Trong tình huống khi ai đó có thể mắc bệnh ốm đột ngột, bị thương hoặc gặp sự cố y tế khẩn cấp(do bệnh nặng tiềm ẩn bộc phát), Người Sơ Cấp Cứu là người có kỹ năng cơ bản để cung cấp sự giúp đỡ và cứu thương cho đến khi sự giúp đỡ chuyên nghiệp có thể đến. Điều này đòi hỏi việc tham gia các khóa đào tạo và học các kỹ năng cứu thương cơ bản để có thể hỗ trợ người khác trong những tình huống khẩn cấp.

Hanh Trinh De Tro Thanh Nguoi So Cap Cuu Becoming a First Aider 2

Người Sơ Cấp Cứu là gì?【What Is A First Aider?】

“What Is a First Aider?” có thể hiểu đơn giản là “Người Sơ Cấp Cứu là ai?” Trong lĩnh vực sơ cứu “First Aid”, người sơ cấp cứu là người có kỹ năng và kiến thức cơ bản về cứu thương, họ là những người có thể đứng lên và hỗ trợ khi ai đó cần sự giúp đỡ ngay lập tức. Thường khi xảy ra các tình huống không lường trước như tai nạn bất ngờ, chúng ta thường hay liên tưởng đến đội ngũ y tế chuyên nghiệp có mặt lập tức, Tuy nhiên ngay thời gian này, ngay tại điểm này. Người sơ cấp cứu có thể là bất kỳ ai trong xã hội, từ người làm việc tại nơi làm việc đến những người trong cộng đồng, thậm chí cả bạn bè và người thân trong gia đình khi chứng kiến vụ việc. Những người này, họ có thể ứng phó nhanh để chữa trị kịp thời bất cứ chấn thương, tai nạn hay bệnh tật đột ngột nào đó, để có thể làm giảm bớt đi cơn đau, hoặc nhằm ngăn chặn không cho tình trạng thương tật xấu nặng ra thêm. Ngoài ra, những người sơ cứu thương, Ngoài việc cứu thương về cơ thể vật lý họ cũng có thể cứu thương cả về mặt tinh thần giúp cho người chưa bị thương hoặc đã bị thương có một tinh thần khỏe mạnh nhằm giúp họ giảm đau khi đã bị thương hoặc chỉ đơn giản là an tâm cho họ làm cho họ cảm thấy vui vẻ hạnh phúc và thoải mái thế thôi. Tóm lại, công việc của họ không chỉ là đảm bảo an toàn cho người bị thương, mà còn là sự hỗ trợ và giúp đỡ qua giai đoạn khó khăn đầu tiên khi chưa có người chăm sóc y tế chuyên nghiệp sẵn đến. Để trở thành người sơ cấp cứu, không chỉ cần kiến thức và kỹ năng, mà còn yêu cầu lòng nhân ái và sẵn sàng nỗ lực khi cộng đồng cần đến.

Ưu tiên trong Sơ Cấp Cứu【First Aid Priorities

“First Aid Priorities” có nghĩa là “Những điều ưu tiên trong Sơ Cấp Cứu.” Đây là các nguyên tắc và bước quan trọng mà người cấp cứu phải tuân thủ khi đối mặt với một tình huống khẩn cấp y tế. Những ưu tiên này giúp xác định các biện pháp cứu thương quan trọng và quyết định ưu tiên để đảm bảo sự an toàn và cung cấp sự giúp đỡ hiệu quả. Các ưu tiên trong Sơ Cấp Cứu thường bao gồm đánh giá tình hình, bảo vệ an toàn, ngăn chặn nhiễm khuẩn, cũng như đối phó với các vấn đề đe dọa sự sống trước hết. Điều này giúp người cấp cứu tập trung vào các vấn đề cần giải quyết ngay lập tức để giữ cho người bị thương ổn định cho đến khi sự giúp đỡ chuyên nghiệp có thể đến. Cụ thể như sau:

  • An Toàn (Safety): Đánh giá và đảm bảo an toàn cho cả người cấp cứu và người bị thương.
  • Ngăn Chặn Nhiễm Trùng (Infection Prevention): Ngăn chặn nhiễm trùng thông qua việc sử dụng bảo hộ và các biện pháp phòng ngừa.
  • An Ủi và Bảo Vệ (Comfort and Reassure): Cung cấp sự an ủi và đảm bảo tinh thần cho người bị thương nhằm giảm tình trạng bệnh tật hay bị thương diễn biến xấu ra thêm, bởi những nguyên nhân stress, lo lắng, loạn tưởng về mặt tinh thần sau khi vụ việc xảy ra.
  • Đánh Giá Tình Hình (Assessment): Xác định mức độ nghiêm trọng của chấn thương hoặc bệnh và đưa ra các quyết định ưu tiên.
  • Chăm sóc Cơ Bản (Basic Care): Cung cấp chăm sóc cơ bản như cầm máu, băng bó vết thương, hoặc giữ ấm cho người bị thương.
  • Điều Trị Các Tình Trạng Nguy Hiểm Nhất Đầu Tiên (Treat Life-Threatening Conditions First): Ưu tiên xử lý các vấn đề đe dọa sự sống, như ngừng tim hoặc ngừng thở.
  • Gọi Điện Cho Sự Giúp Đỡ Chuyên Nghiệp (Call for Professional Help): Nếu cần, liên hệ với dịch vụ cấp cứu hoặc y tế chuyên nghiệp.
  • Chuyển Người Bị Thương Đến Nơi An Toàn (Move to Safety): Nếu cần thiết, di chuyển người bị thương đến một nơi an toàn trước khi tiếp tục xử lý.
  • Giữ Người Bị Thương Ổn Định (Maintain Stability): Nếu cần thiết, tránh làm di chuyển người bị thương một cách không cần thiết và giữ cho tình trạng của họ ổn định.
  • Ghi Chép Thông Tin (Record Information): Nếu cần thiết, ghi lại thông tin quan trọng về tình trạng của người bị thương và các biện pháp đã thực hiện để chia sẻ với đội ngũ y tế chuyên nghiệp khi họ đến.

Chuẩn Bị Cho Bản Thân Những Gì Khi Tai Nạn Xảy Ra【How To Prepare Yourself

Khi đối mặt với một tình huống khẩn cấp, việc nhận biết cảm xúc và nhu cầu về tinh thần cũng như thể chất của tất cả mọi người, bao gồm cả bạn nữa, là điều rất quan trọng. Hãy chú ý đến tâm lý của bạn và cố gắng nhận biết căng thẳng nếu nó xuất hiện (tránh kiềm nén tinh thần quá mức sẽ gây loạn tưởng nên để tinh thần ở trạng thái tự nhiên). Việc phản ứng một cách bình tĩnh và chu đáo từ phía bạn giúp tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng từ những người xung quanh. Điều này quan trọng để bạn có thể truyền đạt hoặc nhận thông tin từ người bị thương hoặc những người chứng kiến một cách hiệu quả. Điều này bao gồm việc nhận thức và kiểm soát các phản ứng của bạn, để bạn có thể tập trung vào người bị thương và đưa ra một đánh giá chính xác nhất.

Bằng cách nói chuyện với người bị thương một cách bình tĩnh tự nhiên, chu đáo, nhẹ nhàng nhưng phải kiên quyết, bạn sẽ truyền đạt sự tin tưởng vào hành động của mình, điều này tạo ra niềm tin giữa bạn và người bị thương để họ có thể giao phó và phối hợp cùng bạn trong việc chữa trị trong lúc nguy cấp. Thiếu niềm tin này, người bị thương có thể hoang mang hiểu lầm sẽ không thể chia sẻ về sự kiện, chấn thương hoặc triệu chứng quan trọng, và họ có thể vẫn sẽ ở trong tình trạng căng thẳng cao do yếu tố tinh thần loạn tưởng sợ hãi trong hành động của bạn và những người xung quanh bạn gây nên. Những hành động trong sự kiện giả tưởng mà bài viết này mô tả nhằm giúp bạn xây dựng niềm tin, giảm bớt đau khổ và cung cấp hỗ trợ để khuyến khích khả năng chống chịu đựng và hồi phục của người bị thương. Các bước chính để trở thành người cấp cứu hiệu quả là:

  • Giữ bình tĩnh trong cách tiếp cận của bạn.
  • Nhận biết rủi ro (cho bản thân và người khác).
  • Xây dựng và duy trì niềm tin (từ người bị thương và những người chứng kiến để có sự hỗ trợ nhịp nhành nhất).
  • Cung cấp điều trị sớm, ưu tiên điều trị những tình trạng nghiêm trọng nhất (đe doạ tính mạng).
  • Gọi đúng sự giúp đỡ.

Những Lưu ý và Lời Khuyên về Việc Giữ Bình Tĩnh【 Be Calm 

  • Bình Tĩnh Trong Cách Tiếp Cận Tình Huống: Việc giữ bình tĩnh khi tiếp cận là quan trọng. Hãy xem xét những tình huống có thể đối mặt với thách thức và cách bạn sẽ đối phó với chúng. Để truyền đạt sự tự tin cho người khác và khuyến khích họ tin tưởng bạn, bạn cần kiểm soát tâm lý cảm xúc và phản ứng hành trong động của mình.
  • Khắc Phục Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi: Thường ta sợ điều chưa biết, những lúc không rõ thông tin, khi tưởng tượng rằng chúng ta không thể đối mặt được với tình huống khẩn cấp. Để khắc phục và vượt qua nỗi sợ này trong những trường hợp tai nạn không lường trước, sự thông minh là chìa khóa. Bạn cần hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như việc hoàn thành một khóa học sơ cấp cứu do một tổ chức y tế xã hội tổ chức hoặc tham gia các nguồn tư liệu học khác. Điều này giúp tăng sự an tâm và đánh giá rõ ràng về mức độ nguy hiểm của tình huống. Ngoài lý thuyết, việc thực hành đều đặn cũng là chìa khóa quan trọng để tránh tình trạng thiếu tự tin và hỗn loạn khi thực hiện các biện pháp cứu thương. Cùng với kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực tế từ việc thực tập sẽ giúp bạn tự tin hơn và chuẩn bị tốt hơn cho mọi tình huống khẩn cấp.
  • Giữ Kiểm Soát hơi thở: Nếu bạn cảm thấy bị áp đặt và hơi hoảng loạn, có thể bạn cảm thấy áp lực phải làm điều gì đó trước khi bạn hiểu rõ về những gì cần thiết. Dừng lại và thở một vài hơi chậm có kiểm soát (nhằm giúp bản thân tránh bị đơ người “đóng băng” do sợ hãi quá mức). Xem xét ai khác có thể giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, và nhắc nhở bản thân về ưu tiên sơ cấp cứu (ngược lại). Nếu bạn vẫn cảm thấy bị áp đặt phải cứu ai đó, hãy thở sâu một lần nữa và tự nói với bản thân “hãy bình tĩnh” như là một gợi ý. Khi bạn bình tĩnh, bạn sẽ có khả năng suy nghĩ rõ ràng hơn và lên kế hoạch cho phản ứng hành động tiếp theo của mình.
  • Tư Duy Ảnh Hưởng Hành Vi và Tâm Lý: Những dòng suy nghĩ phân biệt hành động hay không hành động, giữa việc cứu hay không cứu và những chuỗi hành động của bạn ảnh hưởng trực tiếp đến cách bạn đối xử với tình huống và tạo ra trạng thái tâm lý bên trong bạn. Nếu bạn tự nghĩ rằng mình không thể đối mặt, bạn sẽ gặp khó khăn khi tìm ra giải pháp và cảm thấy lo lắng hơn. Điều này có thể khiến bạn mất tập trung và tạo cảm giác không tự tin trong quá trình cứu thương. Hãy tập trung việc sơ cứu, bản năng sẽ tự động mách bảo bạn nên tiếp tục hay là nên buông khi đang sơ cứu hoặc chưa sơ cứu cho nạn nhân trong những tình huống nguy cấp. Việc tập trung vào hành động cũng như quan sát tình huống giúp tránh việc bị tinh thần bị bung lung dễ sinh hoang tưởng do sự mệt mỏi căng stress quá mức bởi dòng suy nghĩ phân biệt, nhằm giảm sự lo lắng mệt mỏi không cần thiết đến mức tối thiểu trong lúc hành động.