Tai nạn giao thông là một tình huống khó lường và không ai phải muốn đối mặt. Tuy nhiên, khi tai nạn xảy ra, việc chúng ta biết cách ứng phó không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ tổn thương và thiệt hại mà còn đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người xung quanh. Dưới đây là những bước chiến lược đơn giản mà bạn có thể thực hiện để tự bảo vệ mình cũng như hỗ trợ giúp đỡ người khác khi tai nạn xảy ra.

Sự Cố Giao Thông【Traffic Incidents

Tai Nan Giao Thong Cach Xu Ly va Dam Bao An Toan

“Traffic Incidents”(sự cố giao thông), ám chỉ những tình huống không mong muốn hoặc tai nạn liên quan đến giao thông trên đường đi. Điều này có thể bao gồm mọi thứ từ tai nạn xe cộ đơn giản đến các vụ va chạm nghiêm trọng, với thương vong và tác động lớn đến dòng luồng xe di chuyển trên đường. Sự cố giao thông có thể tạo ra tình huống nguy hiểm cho người tham gia giao thông và đôi khi đòi hỏi sự can thiệp của cảnh sát, dịch vụ cứu thương, hoặc các đội ngũ khẩn cấp khác để xử lý và giải quyết tình hình.

Các sự kiện sự cố giao thông có thể có mức độ nghiêm trọng khác nhau, từ việc ngã từ xe đạp cho đến các vụ va chạm lớn với nhiều người bị thương. Thường, nơi xảy ra sự cố sẽ mang lại rủi ro huy hiểm lớn về mặt an toàn, chủ yếu là do sự đi qua đi lại của xe cộ giao thông xung quanh. Quan trọng nhất là phải đảm bảo khu vực xảy ra sự cố trở nên an toàn trước khi bạn chăm sóc bất kỳ người bị thương nào; điều này không chỉ bảo vệ bạn mà còn bảo vệ những người bị thương và những người tham gia giao thông khác. Ngay khi khu vực đã an toàn, hãy đánh giá tình trạng của người bị thương và ưu tiên cấp cứu. Hãy cấp cứu ngay cho những người có thương tích đe doạ đến tính mạng trước khi chăm sóc cho những người khác. Gọi dịch vụ cấp cứu để được sự giúp đỡ khẩn cấp, cung cấp thông tin chi tiết nhất về sự cố nơi xảy ra tai nạn, số lượng và độ tuổi của những người bị thương, cùng với loại thương tích mà họ có.

Đảm Bảo An Toàn Tại Khu Vực Tai Nạn【 Making The Incident Area Safe

Không đưa bản thân hoặc người khác vào thêm nguy hiểm. Thực hiện các biện pháp an toàn sau đây.

  • Đỗ đậu tấp xe ở khu vực an toàn, xa ra khỏi hiện trường sự cố nếu có thể, bật đèn cảnh báo và đeo áo phản quang nếu có, để thông báo cho các xe đang lưu thông trên đường, nhằm không đụng va trúng bạn cũng như lẫn hiện trường đang xảy ra vụ tai nạn.
  • Đặt biển báo tam giác cảnh báo (hoặc sử dụng một phương tiện, vật chặn bất kì có đèn cảnh báo hoặc làm bằng chất liệu phát quang) cách khoảng 45m (49yd) từ hiện trường tai nạn ở mỗi hướng và góc; những người đứng xem có thể thực hiện điều này trong khi bạn chăm sóc người bị thương. Cử những người giúp đỡ đang đeo áo phản quang để cảnh báo tài xế giảm tốc độ từ xa.
  • Đảm bảo an toàn cho các xe gặp tai nạn. Ví dụ, khóa bộ phận đánh lửa của tất cả các xe nếu có thể, ngắt kết nối với ắc quy. Kéo bộ phận cắt cung cấp nhiên liệu ở các phương tiện lớn chạy bằng đi-ê-zen; bộ phận này thường nằm bên ngoài và được đánh dấu.
  • Ổn định các phương tiện. Nếu một chiếc xe không bị đổ, hãy kéo phanh tay, cài số và/hoặc chẹn gạch trước các bánh xe. Nếu xe bị đổ nghiêng, đừng cố gắng lật lại, mà hãy cố ngăn chặn không để xe lật nghiêng thêm nữa.
  • Lưu ý đến nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ, đảm bảo rằng không ai hút thuốc ở gần hiện trường.
  • Thông báo cho dịch vụ khẩn cấp về đường dây điện bị hư hỏng, nhiên liệu tràn hoặc bất kỳ xe nào có biển báo Hazchem (Hazchem là biểu tượng hoặc biển hiệu thông báo về sự có mặt của các chất hóa học nguy hiểm trong các phương tiện vận chuyển hàng hóa độc hại).

Tình Huống Sự Cố Giao Thông Đặc Biệt: Có Hóa Chất Nguy Hiểm

Tai Nan Giao Thong Cach Xu Ly va Dam Bao An Toan 6

Các tình huống tai nạn giao thông có thể trở nên phức tạp hơn khi có sự rò rỉ của các chất hóa học nguy hiểm hoặc hơi độc lan ra ngoài môi trường. Để đảm bảo an toàn, hãy giữ khoảng cách an toàn từ hiện trường và đứng phía ngược hướng gió khói độc so với phương tiện. Biển báo Hazchem phía sau xe chỉ rõ cho ta biết thông tin phương tiện xe vận chuyển đó có thể chở theo chất hóa học tiềm ẩn nguy hiểm nào. Hãy cung cấp thông tin chi tiết cho dịch vụ cấp cứu để họ có thể đánh giá các rủi ro. Nếu bạn nghi ngờ về an toàn hoặc ý nghĩa của biểu tượng, hãy giữ khoảng cách. Nếu ô vuông bên trái của biển báo có chữ “E”, thì chất liệu hóa chất đó có thể đang đe dọa đến an toàn cộng đồng.

Giải Thích Các Ký Hiệu

  • 〖Emergency Action Code for Emergency Services〗 là một mã hành động khẩn cấp được dùng để hướng dẫn các dịch vụ cứu thương và cứu hỏa xử lý một tình huống khẩn cấp. Mã này cung cấp thông tin về loại sự cố và hướng dẫn cụ thể giúp đảm bảo phản ứng nhanh chóng và hiệu quả từ phía những đội ngũ khẩn cấp. Nó giúp họ biết cách ứng phó với tình huống đó để bảo vệ an toàn và giúp đỡ mọi người có thể bị ảnh hưởng.
  • 〖UN number, specifying exact chemical〗 là một con số theo tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc (UN), được sử dụng để định rõ loại hóa chất cụ thể đang được vận chuyển hoặc sử dụng trong một tình huống nhất định. UN number giúp nhận biết chính xác các chất hóa học, đồng thời cung cấp thông tin quan trọng về rủi ro và biện pháp an toàn liên quan đến chất đó.
  • 〖Phone number for specialist advice〗 là số điện thoại được cung cấp để liên lạc với các chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn trong trường hợp có các chất hóa học độc hại. Đây có thể là số điện thoại của các tổ chức hoặc đơn vị chuyên nghiệp về an toàn hóa học, nơi có những người có kiến thức sâu rộng về xử lý và đối phó với các vấn đề liên quan đến chất hóa học nguy hiểm. Việc cung cấp số điện thoại này giúp đảm bảo rằng những người đang đối mặt với tình huống này có thể nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn chính xác để đối phó với các tác động và rủi ro của chất hóa học độc hại.
  • 〖Company logo〗 có nghĩa là biểu tượng hoặc hình logo của công ty. Đây là biểu tượng đặc trưng để đại diện cho công ty hoặc nhà sản xuất chất hóa học độc hại. Logo này giúp nhận diện nguồn gốc của chất và có thể cung cấp thông tin hoặc hỗ trợ khi có vấn đề liên quan đến chất liệu hóa chất này.
  • 〖Symbols indicate the nature of the chemical, such as poison〗 có nghĩa là biểu tượng trên bảng cảnh báo chỉ ra tính chất của chất hóa học, chẳng hạn như chất độc hại. Biểu tượng này được sử dụng để mô tả loại chất và cảnh báo về tính chất độc hại của nó.
  • 〖Oxidising Agent〗 là một biểu tượng đặc biệt, cho biết về sự hiện diện của một loại chất có thể làm tăng khả năng cháy. Khi tiếp xúc với các chất khác, Chất Oxy Hóa có thể làm tăng sức mạnh của ngọn lửa, tạo ra tình huống nguy hiểm. Do đó, việc cảnh báo về sự có mặt của Chất Oxy Hóa là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và ngăn chặn nguy cơ cháy nổ.
  • 〖Flammable Gas〗 là một hình ảnh trên biển báo, thường được sử dụng để chỉ định chất đang được vận chuyển có tính chất dễ cháy, có khả năng tạo ra nguy cơ cháy nổ. Điều này là một cảnh báo quan trọng để nhận biết và đối phó với nguy cơ cháy nổ khi tiếp xúc với chất liệu đó.
  • 〖Compressed Gas〗 là Biểu tượng “Chất khí nén” trên biển báo chỉ ra rằng có chất khí được đóng gói bỏ vào dưới áp suất cao. Điều này cảnh báo về nguy cơ áp suất và yêu cầu sự cẩn trọng khi xử lý hoặc vận chuyển chất liệu này.
  • 〖Radioactive Agent〗 là một ký hiệu trên biển báo, cho biết chất đang được vận chuyển là chất phóng xạ, có khả năng gây nguy hiểm nếu tiếp xúc. Biểu tượng này giúp nhận biết và cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn, giúp mọi người và đội ngũ cứu thương thực hiện các biện pháp an toàn.
  • 〖Corrosive Agent〗 là một biểu tượng hay hình vẽ trên bao bì hoặc nhãn của chất hóa học. Nó cảnh báo về tính chất ăn mòn của chất liệu và cho biết cần phải xử lý cẩn thận để tránh nguy hiểm.
  • 〖Toxic Gas〗ám chỉ đến một loại khí độc hại, tức là một chất khí có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe khi tiếp xúc. Những chất này thường có thể tác động độc hại khi được hít thở hoặc tiếp xúc với cơ thể, và có thể yêu cầu biện pháp đặc biệt để xử lý và tránh gặp rủi ro.

Kiểm Tra Tình Hình Người Bị Thương【Assessing The Casualties

Tai Nan Giao Thong Cach Xu Ly va Dam Bao An Toan 4

Hãy nhanh chóng kiểm tra tình hình của mọi người bị thương bằng cách thực hiện một cuộc kiểm tra cơ bản. Ưu tiên giải quyết trước những người có chấn thương nặng. Đặt ra giả định rằng mọi nạn nhân tham gia vào sự cố giao thông có thể bị tổn thương ở cổ hoặc cột sống . Nếu có khả năng, hãy điều trị nạn nhân ở tư thế bạn tìm thấy họ, luôn hỗ trợ đầu và cổ, và đợi đến khi có dịch vụ cứu thương đến. Hãy kiểm tra kỹ vùng xung quanh sự cố để đảm bảo bạn không bỏ sót bất kỳ nạn nhân nào có thể bị ném thất văng ra xa hoặc lạc khỏi hiện trường. Những người đứng xem có thể giúp đỡ. Nếu ai đó bị mắc kẹt bên trong hoặc dưới gầm xe, họ sẽ cần được giải thoát bởi đội cứu hỏa. Hãy theo dõi và ghi lại các dấu hiệu quan trọng của nạn nhân, bao gồm cách họ thở, nhịp tim và mức độ phản ứng, trong thời gian chờ đợi sự giúp đỡ chuyên nghiệp.

Nạn nhân ở trong xe (Casualty in a vehicle): Giả định các nạn nhân bị chấn thương trong xe ô tô có chấn thương cột sống cổ. Hãy giữ cố định đầu của nạn nhân khi chờ cứu hộ. Trấn an nạn nhân và giữ cho tai của nạn nhân không bị bịt kín để họ nghe được bạn nói

Lưu Ý:

  • Không bao giờ băng qua đường cao tốc để đến xử lý sự cố hoặc giúp đỡ người bị thương.
  • Vào buổi tối, hãy đeo hoặc mang theo đồ có thể phát sáng hoặc có phản quang, như áo phản quang, và sử dụng đèn pin.
  • Không di chuyển người bị thương trừ khi hoàn toàn cần thiết. Nếu bạn phải di chuyển người bị thương, phương pháp sẽ phụ thuộc vào tình trạng của người bị thương và sự giúp đỡ có sẵn.
  • Lưu ý rằng mặt đường có thể trơn trượt do nhiên liệu, dầu hoặc thậm chí là băng tuyết.
  • Thận trọng với túi khí xe hơi chưa được kích hoạt và dây an toàn chưa được căng.
  • Tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt về sự cố và chuyển bàn giao lại những thông tin này cho dịch vụ cấp cứu khi họ đến.