Sốc Phản Vệ là một trạng thái y tế nghiêm trọng và đe dọa tính mạng, thường xảy ra sau khi cơ thể tiếp xúc với một chất gây dị ứng. Đây là một phản ứng cực kỳ nhanh chóng và mạnh mẽ, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời.

Sốc Phản Vệ【Anaphylactic Shock

Soc Phan Ve Cach Nhan Biet va Xu Ly 2

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả cơ thể. Nó có thể xảy ra chỉ trong vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với một thứ gì đó có thể gây dị ứng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong phản ứng phản vệ, các hóa chất được giải phóng vào máu làm giãn mạch máu. Điều này làm cho huyết áp giảm và đường dẫn khí bị thu hẹp (co lại), dẫn đến khó thở. Ngoài ra, lưỡi và cổ họng có thể bị sưng tấy, làm tắc nghẽn đi đường thở. khiến lượng oxy đến các cơ quan, quan trọng có thể bị suy giảm nghiêm trọng, gây ra tình trạng thiếu oxy.  Các tác nhân gây ra phản ứng sốc phản vệ thường gặp bao gồm: các loại hạt, động vật có vỏ (hải sản), trứng, vết đốt của ong bắp cày, ong hoặc các loại côn trùng khác, mủ cao su và một số loại thuốc nhất định khác. Nếu ai đó bị sốc phản vệ, họ cần được cấp cứu ngay lập tức bằng cách tiêm adrenaline.

Nhận Biết (RECOGNITION)

  • Da đỏ, ngứa hoặc có những vùng da nổi mẩn
  • Mắt đỏ, ngứa, chảy nước mắt
  • Tay, chân hoặc mặt bị sưng phồng
  • Đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy

Soc Phan Ve Cach Nhan Biet va Xu Ly 3

Ngoài ra, có thể xuất hiện:

  • Khó thở, từ tức ngực đến khó thở nghiêm trọng, khiến nạn nhân thở khò khè và thở hổn hển 
  • Da nhợt nhạt hoặc đỏ bừng
  • Có thể nhìn thấy lưỡi và cổ họng sưng lên kèm sưng húp quanh mắt
  • Cảm giác hoảng loạn
  • Lú lẫn và kích động
  • Có dấu hiệu của sốc, dẫn đến ngã suy sụp và mất ý thức

Mục Tiêu Của Bạn Khi Sơ Cấp Cứu Người Bị Sốc Phản Vệ (YOUR AIMS)

  • Giúp cho việc thở của nạn nhân dễ dàng hơn
  • Điều trị tình trạng sốc
  • Sắp xếp việc chuyển nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu ngay tức thì

Những Hành Động Cần Làm (WHAT TO DO)

  1. Gọi đến dịch vụ cứu ngay để được sự cứu giúp khẩn cấp. Báo với trung tâm cấp cứu rằng bạn nghi ngờ người bị nạn đang bị sốc phản vệ.
  2. Nếu nạn nhân có bơm tiêm tự động adrenalin, giúp họ dùng nó. Nếu họ không thể tự tiêm và bạn biết cách tiêm hãy tiêm nó cho nạn nhân. Kéo chốt an toàn và cầm bơm tiêm trong nắm tay bạn, đẩy đầu bơm dứt khoát vào đùi nạn nhân cho tới khi nó kêu “tách”, bơm thuốc (có thể tiêm qua quần áo). Giữ trong mười giây, tháo bơm tiêm ra, rồi xoa bóp mát-xa vùng tiêm trong vòng mười giây.
  3. Giúp người bị nạn ngồi dậy ở vị trí giúp họ dễ thở nhất. Nếu họ trở nên nhợt nhạt, xanh xao và nhịp tim yếu, hãy giúp họ nằm xuống với hai chân được kê nâng lên và xử lý tình trạng sốc.
  4. Theo dõi và ghi nhận lại các dấu hiệu sống cần thiết – như hơi thở, nhịp tim, mức độ phản ứng – trong khi đợi sự giúp đỡ đến. Nếu không có cải thiện hoặc triệu chứng trở lại, có thể tiêm thêm adrenaline sau mỗi năm phút.

Lưu Ý Khi Cấp Cứu

  • Nếu nạn nhân mang thai cần phải nằm xuống, hãy ngả cô ấy về phía bên trái để ngăn tử cung mang thai hạn chế làm hạn chế lưu lượng máu trở lại tim.
  • Nếu người nạn nhân trở nên mất ý thức, hãy mở đường thở và kiểm tra hơi thở.