Chào Mừng bạn đến với cuộc hành trình tuyệt vời của việc khám phá Phương pháp Hướng Dẫn EDGE của Hướng Đạo Sinh! Đây là một bí quyết đặc biệt mà không chỉ các lãnh đạo trong Hướng đạo sử dụng mà còn có thể áp dụng vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Từ việc thắt nút đơn giản đến những kỹ năng phức tạp hơn như cứu chữa cánh tay bị gãy, Phương pháp EDGE là một cách đáng tin cậy để truyền đạt kiến thức một cách nhanh chóng và chi tiết. Hãy cùng bắt đầu cuộc hành trình này để khám phá sức mạnh của Phương pháp EDGE và cách nó có thể làm cho bạn trở thành một người hướng dẫn và lãnh đạo xuất sắc nào!
Tóm tắt nhanh phương pháp EDGE:
- E – Explain – Giải thích cụ thể
- D – Demonstrating – Trình bày minh hoạ 100% từng bước một.
- G – Guiding- Hướng Dẫn Cầm tay chỉ việc, vừa cho làm thử, vừa cầm tay làm phụ.
- E – Enabling- Cho Phép người được hướng dẫn tự họ làm 100% các bước.
Vậy Phương Pháp EDGE Là Gì?
Phương Pháp EDGE là một hệ thống quy trình giảng dạy độc đáo mà rất nhiều lãnh đạo trên toàn thế giới sử dụng, chia thành bốn phần chính cơ bản như sau:
- E – Explain – Giải Thích: Giải thích toàn bộ lý thuyết, cách thực hiện.
- D – Demonstrating – Trình bày minh hoạ: Trình bày các bước thực hiện nhiệm vụ thật tế. (Người hướng dẫn trình bày 100% các bước)
- G – Guiding – Hướng Dẫn: Hướng dẫn các đòan sinh các bước khi làm, cầm tay chỉ việc cho họ (Người hướng dẫn phải cầm tay chỉ việc càng chi tiết càng tốt)
- E – Enabling – Cho Phép: Cho phép đoàn sinh tự thực hiện một mình mà không cần hướng dẫn lại.
Bạn có thể áp dụng Phương Pháp EDGE vào nhiều khía cạnh trong cuộc hành trình của mình. Ví dụ Chúng ta có thể sử dụng Phương Pháp EDGE để dạy các hướng đạo sinh khác cách xây dựng lều, nấu bữa ăn trại và thậm chí là để họ hiểu rõ các quy tắc và nguyên tắc cơ bản về vui chơi, an toàn khi cắm trại ngoài trời. Chúng ta sẽ đi sâu vào từng khía cạnh của phương pháp EDGE chi tiết hơn ở phần sau. Tuy nhiên, hiện tại, chỉ cần biết rằng mỗi phần của phương pháp EDGE đều đóng một vai trò quan trọng trong việc giảng dạy hướng dẫn các nhiệm vụ, kỹ năng, khái niệm! Để có thể hướng dẫn tốt một Hướng Đạo Sinh khác, bạn cần phải tuân thủ triệt để phương pháp giảng dạy này. Và trong các phần tiếp theo của bài viết này, tôi sẽ cung cấp cho bạn những mẹo và thủ thuật hữu ích hơn nữa về phương pháp EDGE để bạn có thể dễ dàng dạy nó cho thành viên của đội mình!
P.S Đây là cách bạn học được khả năng lãnh đạo thực sự!
Tại Sao Phải Sử Dụng Phương Pháp EDGE Này?
Trước hết, phương pháp EDGE là phương pháp giảng dạy đã được thử nghiệm và được các hướng đạo sinh quốc tế chứng minh là một trong những cách hiệu quả nhất để dạy một kỹ năng cho một người khác! Hơn nữa, trong quá trình thăng tiến tại Phong Trào Hướng Đạo bạn sẽ cần phải hướng dẫn cho đàn em của mình các kỹ năng mà mình đã được học của mình huynh trưởng khác. Chính vì vậy phương pháp EDGE là một công cụ rất đắc lực để bạn có thể vượt qua các thử thách và dành các Đẳng Thứ, Chuyên Hiệu danh giá.
Dưới đây là một số yêu cầu mà Tôi đã đề cập ở trên:
- Ngành Thiếu – phần Tin Thần Hướng Đạo của Đẳng Thứ Hạng Nhì có nội dung như sau: Em đã hướng dẫn cho một đoàn sinh mới chương trình Hướng Đạo Tân sinh.
- Ngành Thiếu – phần Tin Thần Hướng Đạo của Đẳng Thứ Hạng Nhất có nội dung như sau: Em đã hướng dẫn cho một Hướng Đạo Tân Sinh hoàn thành Chương trình hạng nhì.
- Ngành Kha – phần Hiểu Biết và Phục vụ phong trào của Đẳng Hiệu Thuần Kha có nội dung như sau: Đã hướng dẫn cho một em biết hết chương trình Tân Kha.
- Trong Cuộc Sống – bạn chỉ có 24h một này, vì vậy bạn cần phải đào tạo đội nhóm của bạn, để họ sẽ đào tạo nhân viên của bạn. Đội nhóm mạnh sẽ là những người đồng hành tạo dựng sự nghiệp cùng bạn một cách đúng đắng nhất và từng thành viên trong nhóm bạn cũng sẽ thăng tiến rất nhanh trở thành những người bạn giỏi gian, đáng tin cậy của bạn.
Chi Tiết Các Bước Của Phương Pháp EDGE:
Bước 1 – E: Giải thích nhiệm vụ cụ thể
Bước đầu tiên của phương pháp EDGE là giải thích. Giải thích nhiệm vụ, kỹ năng… là điều quan trọng để giúp người hướng đạo tìm hiểu được các thông tin cơ bản về những gì họ sẽ làm. Và một việc quan trọng hơn nữa là người được bạn hướng dẫn phải hiểu đầy đủ lý do tại sao những gì họ đang được bạn hướng dẫn lại quan trọng đến vậy.
Khi Giải thích nhiệm vụ, một số điểm chính cần đưa vào là:
- Bạn sẽ làm gì ?
- Tại sao bạn sẽ làm điều đó ?
- Nếu có đủ điều kiện, hãy sử dụng công cụ hỗ trợ trực quan để giúp lời giải thích của bạn có ý nghĩa hơn!
Ví dụ cụ thể về “Giải Thích” như sau:
- Đây là ví dụ về những điều bạn không nên làm: Bạn đến gặp và hỏi hướng đạo sinh khác: “Này, bạn có thể thắt nút dẹt này cho tôi được không?” Sau bạn để cho họ làm điều đó. Đương nhiên, họ sẽ tự nghĩ: “Tại sao tôi lại làm điều này? Trời, không rảnh đâu!” và họ có thể vẫn sẽ làm cho bạn nhưng làm trong sự mệt mỏi. Lúc này điều quan trọng là phải biết lý do tại sao phải làm điều đó. Và việc bặt buộc ai đó tuân theo mệnh lệnh mà không thắc mắc nói chung sẽ tạo ra một thói quen xấu cho bạn và kể cả người đang được bạn hướng dẫn. Ngoài ra, bạn nên cho người đó biết cụ thể tại sao việc thắt nút dẹt lại quan trọng. Tại sao lại có nút thắt đó?
- Đây là cách giải thích hay hơn: Thay vào đó, bạn nói “Này, bạn có thể thắt nút dẹt này được không? Tôi cần nối những sợi dây này lại với nhau, để từ đó có thêm người giúp tôi di chuyển khúc gỗ này về trại.” Sau đó, người được bạn hướng dẫn sẽ hiểu không chỉ lý do tại sao mình làm điều đó mà còn hiểu tại sao việc buộc nó lại quan trọng! Họ sẽ thật tâm mà làm nhanh và chỉnh chu nhất có thể.
Lời khuyên của Một Tráng Sinh về vấn đề “Giải thích” hay như sau:
- Đưa ra lời giải thích ngắn gọn về lý do tại sao việc học kỹ năng này lại quan trọng.
- Nói về cách sử dụng kỹ năng này trong các tình huống khác nhau.
- Nói về những lần bạn đã thực hiện kỹ năng này và mức độ thành công hay không thành công của nó
Bước 2 – D: Trình Bày Minh Hoạ Chi Tiết Cụ Thể
Bước thứ hai của phương pháp EDGE là Trình Bày. Việc biết cách thể hiện và trình bày cách làm thế nào là điều rất quan trọng để bạn có thể hướng dẫn kỹ năng một cách chính xác nhất.
Một số chìa khóa chính mà bạn cần đưa vào khi Trình Bày hướng dẫn kỹ năng cho một người khác đó là:
- Chỉ cho họ cách chính xác để thực hiện nhiệm vụ.
- Tương Tác, nói chuyện với họ trong suốt quá trình bạn trình bày.
- Hãy giúp họ tìm hiểu và xem cách làm đúng sẽ ra sao và như thế nào.
Ví dụ cụ thể về “Trình Bày Chi Tiết” như sau:
Tiếp tục ví dụ trước của chúng tôi, hãy tưởng tượng Huynh Trưởng của bạn đến gặp bạn và giải thích lý do tại sao anh ấy cần một nút thắt vuông từ bạn nhưng lại để bạn làm điều đó. Nếu bạn không quen với nút thắt, trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể thắt nút dẹt không đúng cách.
- Đây là ví dụ về những điều bạn không nên làm: Bạn đã biết bạn ấy là người mới, đến gặp và hỏi bạn ấy là: “Này, bạn có thể thắt nút dẹt này cho tôi được không?” Sau bạn để cho bạn ấy làm điều đó. Nếu bạn đó không quen với nút thắt, trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ thắt nút dẹt không đúng cách.”
- Đây là cách làm hay hơn: Nếu thay vào đó, bạn trình bày bằng lời nói cách thắt một nút dẹt và hướng dẫn bạn kỹ lưỡng các bước, thì bạn có thể hiểu cách thắt nút đúng cách! Hơn nữa, bạn cũng sẽ nói thêm cho các bạn đó biết những mẹo để thắt nút dẹt phù hợp, và cái nào là nút dẹt dụng
Trình Bày cách làm điều gì đó một cách chính xác là cần thiết nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo tốt. Hãy nhớ rằng, các hướng đạo sinh mà bạn sẽ hướng dẫn thường không biết điều gì đúng và điều là sai. Sẽ tốt nhất là bạn luôn tâm niệm rằng các Hướng Đạo Sinh khác điều là tờ giấy trắng, nếu bạn nhận ra họ đang làm sai, hay trình bày chi tiết cách làm đúng.
Lời khuyên của một Tráng Sinh để có một màn trình bày tốt:
- Thực hiện việc Trình bày bằng lời nói TO và Rõ từng bước của quy trình với tốc độ bình thường và hiển thị sản phẩm cuối cùng để người bạn đang hướng dẫn hiểu về những gì cần phải làm.
- Nếu có thể, hãy mời hai người tham gia trình bày: một người trình diễn bằng lời nói và người kia trình bày bằng hành động 100 % các bước trong khi đang diễn ra.
Bước 3 – G: Hướng Dẫn Các Bước Cầm Tay Chỉ Việc.
Bước thứ ba của phương pháp EDGE là hướng dẫn. Hướng dẫn các bạn khác bằng cách cầm tay chỉ việc nhầm thực hiện đúng cách để đạt được các kỹ năng một cách chính xác nhất có thể.
Một số chìa khóa chính mà bạn cần đưa vào khi “Hướng Dẫn” kỹ năng cho một người khác đó là:
- Nói chuyện với họ qua từng bước. Chậm.
- Cầm tay chỉ việc & hỗ trợ họ bất cứ khi nào họ có vẻ đi chệch hướng.
- Phải có sự kiên nhẫn, và thông cảm cho họ vì họ không biết nên mình mới có cơ hội được hướng dẫn họ. Và ai cũng có lần đầu trong đời cả.
Ví dụ cụ thể về “Hướng Dẫn Chi Tiết” như sau:
- Đây là ví dụ về những điều không nên làm: Hãy tưởng tượng có một Huynh Trưởng tới gặp bạn, giải thích lý do tại sao anh ta cần một nút thắt dẹt, chứng minh nó trông như thế nào nhưng sau đó bỏ đi! Anh ấy chỉ thực hiện quy trình một lần và quá nhanh để bạn có thể nhìn thấy từng bước. Nếu không được hướng dẫn, cách chậm rãi và bạn sẽ làm nút thắt sai và chưa hoàn chỉnh. Đây sẽ là việc gây mất thời gian của Bạn và vị Huynh Trưởng đó.
- Đây là cách thực hiện hướng dẫn đúng: Huynh Trưởng của bạn sẽ hướng dẫn bạn các bước thắt nút dẹt và cung cấp trợ giúp bất cứ khi nào bạn gặp vấn đề. Khi được hướng dẫn chậm rãi và cụ thể, bạn cũng có thể cùng họ xác minh từng bước để đảm bảo rằng bạn đang thực hiện đúng hướng dẫn! Việc này sẽ giúp cho vị Huynh Trưởng đó chỉ cần chỉ bạn 1 lần và bạn cũng chỉ cần 1 lần học. Tiết kiệm thời gian, công sức cả 2 bên, mà có được hiệu quả cao như mong muốn.
Hướng dẫn một Hướng Đạo Sinh khác thực hiện một nhiệm vụ hoặc dạy họ một kỹ năng là một trong những thử thách lớn nhất với tư cách là một người lãnh đạo. Điều này đòi hỏi bạn bạn không chỉ phải biết cách tự thực hiện nhiệm vụ, kỹ năng đó mà còn được kiểm tra xem bạn có thể giúp đỡ những người không biết gì về nhiệm vụ, kỹ năng đó tốt như thế nào! Hướng dẫn người mới thực hiện nhiệm vụ hoặc một kỷ năng mới là một trong những cách tốt nhất giúp bạn có để giúp được mọi người xung quanh bạn thăng tiến và cũng là cách giúp bạn có thêm nhiều bạn bè giỏi bên cạnh mình.
Lời khuyên của một Tráng Sinh về àm để có được Hướng dẫn tốt:
- Nếu tình hình cho phép thì giúp đỡ từng bạn riêng lẻ; luôn bên cạnh họ trong suốt quá trình hướng dẫn để họ có thể đặt câu hỏi khi cần.
- Thực hành hướng dẫn một người từ từ cho đến khi họ thành thục. Rồi gợi ý họ hãy chỉ ra bất vấn đề nào trong hướng dẫn của bạn gây khó hiểu, để từ đó bạn có thể được cải thiện mình.
- Có các phương tiện trực quan có thể giúp hiển thị trong từng bước của quy trình và việc rất nên làm nếu hoàn cảnh cho phép.
Bước 4 – E: Cho Phép Tự Làm
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, việc cho các hướng đạo sinh đó tự mình thực hiện nhiệm vụ và kỹ năng sẽ giúp họ tiếp tục tạo ra kết quả chính xác mà không cần sự trợ giúp của bạn!
Một số chìa khóa cần đưa vào khi khi cho phép bạn đó tự làm là:
- Yêu cầu người đã được bạn hướng dẫn tự làm việc đó trước mặt bạn.
- Yêu cầu họ thực hiện nhiệm vụ, kỹ năng đó theo cách có liên quan (nhưng dễ dàng).
- Kiểm tra chúng một lần nữa vào một ngày sau đó.
Ví dụ cụ thể về “Cho Phép Tự Làm” như sau:
- Sau đây là ví dụ về những điều không nên làm: Huynh Trưởng đến gặp bạn, giải thích lý do tại sao anh ta cần nút dẹt, và trình bày cách thắt nút, hướng dẫn bạn cách thắt nút dẹt thích hợp và để bạn thực hiện việc đó. Bạn có thể thực hiện nhiệm vụ, kỹ năng đó một cách chính xác vào thời điểm đó, nhưng bạn cũng có thể cảm thấy như mình đang làm sai và/hoặc cảm thấy lo lắng về việc hoàn thành nhiệm vụ.
- Đây là cách thực hiện nên làm: Huynh Trưởng yêu cầu bạn buộc lại nút thắt trước mặt họ và khẳng định lại với bạn rằng đó là nút thắt phù hợp, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn nhiều khi áp dụng nút thắt đó vào công việc bạn đang làm. Ngoài ra, nếu Huynh Trưởng yêu cầu bạn sử dụng nút thắt theo nhiều cách khác, họ sẽ cho phép bạn tự mình sử dụng nút thắt đó trong tương lai.
Cho phép một Hướng Đạo Sinh khác tự họ thực hiện nhiệm vụ & kỹ năng sau khi đã được bạn hướng dẫn là một trong những phần khó nhất của phương pháp EDGE. Việc trao quyền cho phép họ tự làm đúng cách là sự cân bằng giữa việc giúp họ thành công nhưng không trực tiếp quản lý họ khi họ đang làm việc. Điều tốt nhất bạn có thể làm với tư cách là nhà lãnh đạo là khuyến khích họ và luôn có mặt để giúp đỡ trong trường hợp họ cần.
Lời khuyên của một Tráng Sinh:
- Cho phép họ lặp lại kỹ năng và sử dụng nó theo những cách mới cho đến khi họ cảm thấy thoải mái với những gì đã học.
- Tóm tắt nhanh tầm quan trọng của nhiệm vụ và kỹ năng đó trong quá trình họ tự làm nhiệm vụ.
- Khuyến khích họ thử và sử dụng phương pháp EDGE để dạy kỹ năng cho các bạn khác!
- Khuyến khích họ học những kỹ năng khác mà bạn chưa biết và kều họ sử dụng phương pháp EDGE để dạy kỹ năng đó cho bạn.
Kết Lại Về Phương Pháp EDGE
Phương pháp EDGE rất quan trọng cho việc hướng dẫn, giảng dạy các kỹ năng Hướng đạo vì nó có thể dễ dàng sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Ngay cả trong dự án khó khăn nhất tôi thậm chí không thể đếm được mình đã sử dụng phương pháp EDGE bao nhiêu lần để hướng dẫn cho các em Hướng Đạo Sinh mới về những việc cần làm! Bây giờ bạn đã biết chi tiết về phương pháp EDGE, xin chúc mừng! Hãy thử và áp dụng hệ thống này vào các nhiệm vụ và kỹ năng khác nhau để bạn có thể học cách dạy và hướng dẫn tốt mọi thứ. Như tôi đã đề cập trước đây, phương pháp EDGE là một trong những phương pháp hữu ích nhất để sử dụng khi dạy một hướng đạo sinh khác! Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là mỗi Hướng Đạo Sinh đều khác nhau. Một số có thể cần dành nhiều thời gian hơn cho các bước khác nhau trong phương pháp EDGE. Đây là nơi mà chuyên môn của bạn “Tỏa Sáng” với tư cách là người lãnh đạo khi sử dụng phương pháp EDGE ! Bạn sẽ có thể điều chỉnh để đảm bảo rằng Hướng Đạo Sinh khác lỉnh hội được cách tốt nhất mà họ có thể.
BÀI VIẾT BỞI: Toán Tráng Hà Tiên – Liên Đoàn Hải Đăng Gia Định
HÌNH MINH HOẠ BỞI: Chị Thu Hằng Akela Art
Liên Đoàn Hải Đăng Gia Định là một là Đơn vị Hướng đạo thuộc hội Hướng đạo Việt Nam. Khởi đầu từ một tráng đoàn biệt lập, Tráng đoàn Hải Đăng – Gia Định được thành lập tại công viên Hoàng Văn Thụ vào ngày 1/03/2006 Sau một thời gian làm việc cùng nhau, Tráng đoàn đã chính thức thành lập Liên đoàn Hải Đăng – Gia Định tại CV Hoàng Văn Thụ vào ngày 10/10/2010. Tuy nhiên, lễ ra mắt chính thức của Liên đoàn đã diễn ra tại khuôn viên Công ty Muối Biển Đông ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2011. Từ đó đến nay, LĐ Hướng đạo Hải Đăng đã hoạt động chính thức với 4 ngành chính: ẤU – THIẾU – KHA – TRÁNG – có lúc sĩ số đoàn sinh lên đến đỉnh điểm là 168 người bao gồm cả đoàn sinh và huynh trưởng.