Hyperventilation, hay hội chứng tăng thông khí, là một trạng thái thường gặp khiến cho quá trình thở trở nên nhanh, gấp và sâu hơn mức bình thường tự nhiên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết  về tình trạng “hyperventilation” và cách hiệu quả để xử lý vấn đề này.

Tăng Thông Khí【Hyperventilation

Tang Thong Khi Cach Nhan Biet va Xu Ly 2

“Hyperventilation” (tăng thông khí, mất cân bằng nhịp hít thở, rối loạn hô hấp dựa trên cảm xúc, tăng tần suất hô hấp thất thường, hô hấp nhanh quá mức, mất kiểm soát hơi thở, thở gấp bất thường…) là một tình trạng khi người bệnh hô hấp nhanh hơn và sâu hơn so với mức cần thiết để duy trì mức độ oxy và carbon dioxide trong cơ thể. Điều này có thể xảy ra trong các tình huống như sốc tâm lý, stress căng thẳng, lo lắng, sợ hãi hoảng loạn tột độ kéo dài, sử dụng các chất kích thích, ngộ độc thuốc do sử dụng thuốc quá liều hoặc bị tác dụng phụ của một số thuốc đang được điều trị, chế độ sống không lành mạnh, tập thể dục quá sức và do một số nguyên nhân bệnh trạng y tế khác mà một số người đang mắc phải. Những triệu chứng của “hyperventilation” có thể bao gồm cảm giác như chóng mặt, nhức đầu, mờ hoa mắt, mệt mỏi, ngứa ran và tê bất kỳ bộ phận nào có trên cơ thể, chuột rút cơ, buồn nôn, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, cảm thấy nóng hoặc cảm thấy lạnh thất thường, ngất xỉu… và thậm chí là đau ngực hoặc khó chịu khi đang hô hấp. Trong một số trường hợp, “hyperventilation” có thể dẫn đến mức độ carbon dioxide trong máu giảm đến mức độ nguy hiểm, gây ra hiện tượng gọi là “alkalosis respiratoric” (máu nhiễm kiềm; độ pH máu > 7). Khi cứu thương người bệnh “hyperventilation”, việc chủ yếu là giúp họ tập trung kiểm soát việc hít và thở, sao cho nó cân bằng và tự nhiên trở lại. Cách tiếp cận bao gồm việc hướng dẫn họ hô hấp hít thở chậm rãi lại, sâu hơn một cách từ từ hoặc sử dụng túi giấy đúng cách trong việc giữ lại carbon dioxide khi đang hít thở trong túi để cân bằng lượng carbon dioxide và oxy trở lại trong cơ thể hay hít thở trong khum lòng bàn tay để thay thế cho bao giấy (nếu không có sẵn). Ngoài ra, việc giảm căng thẳng, tạo ra một môi trường yên tĩnh, thoải mái, an toàn cũng có thể giúp họ kiểm soát tình trạng bệnh của mình và bệnh sẽ thuyên giảm đi nếu được kiểm soát tốt về mặt tâm lý cũng như bình tĩnh hít thở lại. Trong mọi trường hợp, nếu tình trạng “hyperventilation” vẫn còn kéo dài hoặc trở nên nặng nề hơn như bất tỉnh, việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp là điều vô cùng quan trọng và cấp bách trong tình huống này.

Tang Thong Khi Cach Nhan Biet va Xu Ly 3

Nhận Biết (RECOGNITION)

  • Thở nhanh hoặc thở sâu không bình thường
  • Nhịp tim đập nhanh
  • Cảm giác lo lắng bồn chồn

Có thể xuất hiện thêm:

  • chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu
  • cảm giác tê, ngứa ran và chuột rút ở tay, chân cũng như xung quanh miệng.

Mục Tiêu Của Bạn (YOUR AIMS)

  • Đưa người bệnh ra khỏi tình trạng gây căng thẳng, chẳng hạn như chuyển họ đến một nơi yên tĩnh và an toàn hơn.
  • Nói chuyện an ủi và làm dịu đi tâm lý người bệnh, giúp họ bình tĩnh và ổn định lại tinh thần.

Những Hành Động Cần Làm (WHAT TO DO)

  1. Khi nói chuyện với người bị “Hyperventilation”, hãy làm cho họ cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái và được an ủi. Nếu có thể, hãy dẫn họ đến nơi yên tĩnh để họ có thể kiểm soát hơi thở của mình dễ dàng hơn. Nếu không thể làm điều này, yêu cầu những người xung quanh rời đi.
  2. Khuyến khích người bị “Hyperventilation” tìm kiếm tư vấn y tế để họ có thể ngăn ngừa và kiểm soát các cơn hoảng loạn cũng như bệnh tình của họ trong tương lai.

Lưu ý

  • Hạn chế hoặc không khuyến khích người bị “Hyperventilation” sử dụng túi giấy cũng như túi nhựa để tái hít thở, vì có thể làm tăng nguy cơ bệnh nặng hơn.
  • Trường hợp “hyperventilation” do lo lắng cấp tính hiếm gặp ở trẻ em. Nên tìm kiếm các nguyên nhân khác khi gặp tình trạng này ở trẻ em.
  • Hãy lưu ý rằng một số bệnh lý nặng cũng có thể dẫn đến hô hấp nhanh và tạo ra tình trạng lo âu.