Chấn thương xương sườn là một vấn đề thường gặp, có thể xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn, va chạm mạnh hay té ngã. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết và xử lý chấn thương xương sườn một cách hiệu quả.

Chấn Thương Xương Sườn【Rib Injury

Chan Thuong Xuong Suon Cach Nhan biet va Xu ly 2

Một hoặc nhiều xương sườn có thể chịu sự gãy vỡ do lực tác động trực tiếp từ cú đánh, sự té ngã, hoặc do chấn thương nghiền đè ép. Nếu có vết thương ở vùng xương sườn gãy, hoặc nếu xương sườn bị gãy đâm thủng vào phổi, quá trình hô hấp của người bị thương có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chấn thương vào vùng ngực có thể tạo ra tình trạng xương sườn bị tách ra khỏi phần còn lại của thành ngực, tạo nên hiện tượng được gọi là chấn thương “flail-chest” hay “mảng sườn di động”. Khi nạn nhân thở vào, khu vực bị tách ra di chuyển vào bên trong, và khi họ thở ra, nó di chuyển ra ngoài. Cách thở “nghịch lý | paradoxical” này tạo ra những khó khăn nghiêm trọng trong quá trình thở. Ngoài ra, gãy xương sườn ở phần dưới thấp cũng có thể tác động lên các cơ quan nội tạng như gan, lá lách, có thể gây ra tình trạng chảy máu bên trong cơ thể.

Nhận Biết (RECOGNITION)

  • Cảm giác đau tại chỗ bị thương
  • Đau khi hít thở sâu
  • Xuất hiện vết bầm tím, sưng hoặc có vết thương tại vị trí xương gãy
  • Thở nhẹ nông, không sâu
  • Ngực di chuyển lạ khi thở (hô hấp đảo ngược | paradoxical)
  • Có dấu hiệu chảy máu trong và tình trạng sốc

Mục Tiêu Của Bạn (YOUR AIMS)

  • Hỗ trợ giúp ổn định phần thành ngực
  • Sắp xếp việc đưa nạn nhân đến bệnh viện

Những Hành Động Cần Làm (WHAT TO DO)

  1. Giúp nạn nhân ngồi xuống và yêu cầu nhờ họ đỡ cánh tay bên bị thương. Nếu cần thêm sự hỗ trợ ổn định, hãy đặt cánh tay ở bên bị tổn thương vào băng đai dây đeo treo cánh tay (sling).
  2. Sắp xếp việc đưa hoặc gửi nạn nhân đến bệnh viện.

Lưu Ý

  • Không cho phép nạn nhân ăn hoặc uống vì có thể cần sử dụng chất gây mê khi cần thiết trong quá trình tiến hành điều trị.
  • Nếu người bị thương mất ý thức, hãy mở đường hô hấp và kiểm tra nhịp thở. Nếu cần đặt người bị thương vào tư thế hồi phục (recovery position), hãy đặt người bị thương nằm nghiêng về bên cạnh bên bị thương để cho phổi ở bên không bị tổn thương có hoạt động hết công suất.