Say nắng, hay còn gọi là sốc nhiệt, là một tình trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khi chúng ta tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách nhận biết và xử lý tình trạng này một cách hiệu quả.

Say Nắng【Heatstroke

Say Nang Cach Nhan Biet va Xu Ly 2

Tình trạng này xảy ra khi bộ “điều khiển nhiệt độ” trong não gặp sự cố, không thể duy trì được sự ổn định của nhiệt độ cơ thể. Cơ thể trở nên quá nóng, thường là do sốt cao hoặc tiếp xúc liên tục kéo dài với môi trường nhiệt độ cao. Say nắng cũng có thể là kết quả của việc sử dụng các loại thuốc như thuốc lắc (ecstasy). Trong một số trường hợp, tình trạng say nắng có thể phát sinh sau khi cơ thể bị kiệt sức hoặc mệt mỏi vì nhiệt độ nóng, khi mồ hôi ngừng tiết và cơ thể không thể làm mát bằng cách bay hơi mồ hôi.

Say nắng có thể phát triển mà không có dấu hiệu cảnh báo trước; người bị ảnh hưởng có thể trở nên không phản ứng trong vài phút sau khi cảm thấy không khỏe.

Nhận Biết (RECOGNITION)

Có thể xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Nhức đầu, chóng mặt và có cảm giác khó chịu không thoải mái
  • Bồn chồn và lú lẫn
  • Da nóng, đỏ bừng và khô
  • Mức độ phản ứng suy giảm nhanh chóng
  • Nhịp tim đập mạnh nhanh
  • Nhiệt độ cơ thể vượt quá 40°C (104°F)

Mục Tiêu Của Bạn (YOUR AIMS)

  • Giảm nhiệt độ cơ thể của người bị nạn nhanh chóng nhất có thể
  • Sắp xếp chuyển nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức

Những Hành Động Cần Làm (WHAT TO DO)

  1. Nhanh chóng đưa người bị nạn đến nơi mát mẻ. Cởi bỏ nhiều quần áo bên ngoài càng nhiều càng tốt. Gọi đến dịch vụ cấp cứu để yêu cầu sự giúp đỡ khẩn cấp.
  2. Giúp người bị nạn ngồi xuống, được kê đỡ bằng gối. Bọc quấn họ bằng một tấm chăn ẩm lạnh cho đến khi nhiệt độ dưới lưỡi giảm xuống dưới 38°C (100.4°F) hoặc ở dưới nách là 37.5°C (99.5°F). Giữ cho tấm chăn ẩm bằng cách liên tục đổ nước lạnh lên. Nếu không có tấm chăn, có thể sử dụng quạt hoặc lau mát người bị nạn bằng nước.
  3. Khi nhiệt độ của người bị nạn trở lại bình thường, thay tấm chăn ẩm bằng tấm chăn khô.
  4. Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu quan trọng – hơi thở, nhịp tim, mức độ phản ứng và nhiệt độ – trong khi đợi sự giúp đỡ đến. Nếu nhiệt độ của nạn nhân tăng lên lại, lặp lại quá trình làm mát.

Lưu Ý

  • Nếu nạn nhân không còn phản ứng, hãy mở đường thở và kiểm tra nhịp thở

Say Nang Cach Nhan Biet va Xu Ly 3