Tai nạn liên quan đến việc bị quấn siết cổ, gây nghẹt đường hô hấp, là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng bất kỳ lúc nào bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách nhận biết và xử lý tình huống nguy hiểm này.

Tắc Nghẽn Hô Hấp Do Bị Vướng Kẹt và Áp Lực siết Quanh Cổ【Hanging And Strangulation

Rui Ro Bi Quan Siet Co Nghet Duong Ho Hap Cach Nhan Biet va Xu Ly 2

(Hanging And Strangulation) đề cập đến các tình huống nơi áp lực được tạo ra xung quanh cổ có thể xảy ra một cách bất ngờ. Trong trường hợp này, việc bị quấn mắc hoặc bị siết nghẹt cổ có thể là kết quả hay nguyên nhân của một sự cố hoặc tai nạn nằm ngoài dự kiến nào đó. Ví dụ, một người có thể bị tai nạn khi đang làm việc gần các thiết bị hoặc máy móc chuyên dụng có thể làm cho dây hoặc vật liệu bất kì nào khác bám bó chặt quanh cổ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bị ngạt thở nhẹ là bất tỉnh và nặng hơn nữa sẽ là tử vong bởi việc cố ý đóng các đường mạch máu và các đường dẫn khí của cơ thể đặc biệt là vùng cổ do áp lực từ bên ngoài tác động lên đủ để gây gián đoạn lưu lượng máu cũng như lưu lượng oxy đang trao đổi cung cấp đến não, khá huy hiểm. Trong trường hợp khi tai nạn xảy ra, điều quan trọng là cần cung cấp sự giúp đỡ ngay lập tức và gọi  đến số cấp cứu nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có nguy cơ huy hiểm đến tính mạng.

Khi có áp lực ở bên ngoài cổ, đường hô hấp có thể sẽ bị bóp thắt co dần lại dẫn đến dòng không khí vào phổi sẽ bị chặn tắc nghẽn đi. Nguyên nhân chủ yếu của áp lực này là:

  • Bị mắc vướng (Hanging): Cơ thể bị treo móc mắc bởi các vật dụng quanh trên thân người hoặc bằng dây thòng lọng xung quanh cổ.
  • Bị bóp siết nghẹt cổ (Strangulation): Điều này xảy ra khi có sự co thắt hoặc lực ép chật quanh cổ hoặc cổ họng quá lớn.

Đôi khi, bị mắc vướng kẹt hoặc nghẹt cổ có thể xảy ra một cách tình cờ – ví dụ, khi dây, quần áo hoặc cà vạt bị vướng mắc kẹt vào trong máy móc hoặc ta bị rơi trượt xuống trên chồng mạng dây rối. Trong trường hợp đặc biệt, nếu bị gặp áp lực đủ mạnh và bị vướng kẹt như thế có thể gây ra tình trạng gãy cổ, nên nếu bạn có phải giúp đỡ người bị nạn, hãy làm điều này cực kỳ cẩn thận.

Nhận Biết (RECOGNITION)

  • Nếu thấy có cái gì đó bó chặt quanh cổ người bị nạn
  • Nếu nhìn thấy có dấu vết xung quanh cổ của người bị nạn.
  • Nếu người đó đang thở nhanh và khó khăn trong lúc thở.
  • Nếu thấy họ bị bất tỉnh mất ý thức.
  • Nếu thấy da mặt của họ xanh xao có màu xám-xanh (cyanosis).
  • Nếu thấy mặt của người bị nạn đỏ bừng, các tĩnh mạch nổi rõ nét
  • Có thể thấy những điểm đỏ nhỏ trên mặt hoặc tròng trắng mắt.

Mục Tiêu Của Bạn (YOUR AIMS)

  • Làm cho người bị nạn hô hấp trở lại bình thường: Đặt mục tiêu để giúp người đó hô hấp đều đặn trở lại bình thường, đảm bảo họ tỉnh táo khi gặp phải sự cố.
  • Sắp xếp chuyển người đó đến bệnh viện ngay tức thì: Mục tiêu là sắp xếp việc chuyển người bị nạn đến bệnh viện một cách nhanh chóng, đảm bảo rằng họ nhận được sự chăm sóc chuyên sâu và kịp thời từ các chuyên gia y tế khi tình huống nguy cấp xảy đến.

Những Hành Động Cần Làm (WHAT TO DO)

  1. Nhanh chóng dùng mọi cách để loại bỏ bất kỳ thứ gì đang bó siết chặt quanh cổ của người bị nạn.
  2. Nếu người bị nạn đang bị mắc vướng hoặc bị treo cổ, hỗ trợ giữ cơ thể nạn nhân trong khi giảm áp lực xung quanh vùng cổ. Hãy nhớ rằng cơ thể sẽ rất nặng nếu người đó bị bất tỉnh.
  3. Nếu người bị nạn tỉnh táo trở lại, hãy giúp họ nằm xuống và hỗ trợ đầu và cổ cho họ.
  4. Gọi đến số dịch vụ cấp cứu ngay lập tức, ngay cả khi người bị nạn có vẻ hồi phục. Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu quan trọng – hô hấp, nhịp tim và mức độ phản ứng tương tác của họ nếu cảm thấy cần thiết.

Lưu ý

  • Không di chuyển người bị nạn một cách không cần thiết, đặc biệt khi có nghi ngờ về chấn thương cột sống.
  • Không phá hủy làm hỏng hoặc can thiệp vào bất kỳ vật liệu nào đang bó chặt quanh cổ, như dây nịt, vì cảnh sát có thể cần chúng làm bằng chứng.
  • Nếu người bị nạn bị mất ý thức, hãy mở đường hơi thở và kiểm tra đường hô hấp.