Ngộ độc rượu, hay còn được gọi là ngộ độc cồn (alcohol). Là một tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra khi cơ thể tiêu thụ một lượng cồn từ rượu hoặc các đồ ăn thức uống khác có chứa cồn, quá nhiều vượt quá mức cho phép, điều này không chỉ đe dọa đến sức khỏe mà thậm chí còn có thể gây tới tử vong. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách nhận biết các triệu chứng của ngộ độc rượu và các bước xử lý cần thiết để đối phó với tình huống khẩn cấp này.

Ngộ Độc Rượu【Alcohol Poisoning

Ngo Doc Ruou Cach Nhan Biet va Xu Ly 2

Rượu là một loại chất làm suy giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là tác động lên não. Việc sử dụng rượu kéo dài hoặc vượt quá mức an toàn có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tất cả các chức năng về thể chất, cảm nhận và tư duy, khiến người sử dụng đó trở nên lơ mơ hoặc bất tỉnh không phản ứng. Ngoài ra, còn những nguy cơ khác đối với người bị ngộ độc rượu. Ví dụ, nạn nhân không phản ứng có thể hít phải và bị nghẹt trên chất nôn mửa; rượu làm mở rộng (giãn nở | dilates) các mạch máu, làm cơ thể mất nhiệt, có thể dẫn đến tình trạng hạ nhiệt độ cơ thể.

Một nạn nhân không phản ứng và bị ngửi thấy mùi của đồ uống có cồn, có thể bị chẩn đoán sai và không được điều trị thích hợp cho những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng của anh ta, chẳng hạn như chấn thương đầu, đột quỵ, đau tim hoặc hạ đường huyết. Việc nhận biết và xử lý kịp thời là điều vô quan trọng để ngăn chặn hậu quả tiêu cực của ngộ độc rượu có thể gây ra.

Nhận Biết (RECOGNITION)

Có thể có những dấu hiệu như sau:

  • Có mùi rượu hoặc thức uống chứa cồn khác nồng nặc, từ cơ thể, quần áo hoặc hơi thở
  • Gần đó có chai hoặc lon rượu rỗng
  • Mức độ phản ứng của nạn nhân giảm : nếu lây đánh thức, họ có thể phản ứng, nhưng rất nhanh chóng họ sẽ trở lại trạng thái lơ mơ hoặc bất tỉnh không phản ứng
  • Khuôn mặt đỏ bừng và ẩm ướt
  • Hơi thở sâu và ồn ào
  • Nhịp mạch đập mạnh

Hoặc có thể xuất hiện những dấu hiệu ngộ độc rượu nặng hơn:

  • Hơi thở trở nên nông
  • Nhịp mạch yếu và nhanh
  • Đồng tử giãn và phản ứng kém khi gặp ánh sáng
  • Không có phản ứng
  • Da, môi, và móng tay có thể trở nên tái hoặc nhợt nhạt

Mục Tiêu Của Bạn (YOUR AIMS)

  • Giữ cho đường hô hấp mở ra
  • Kiểm tra xem có vấn đề gì khác không
  • Gọi cấp cứu nếu cần thiết

Những Hành Động Cần Làm (WHAT TO DO)

  1. Đắp áo khoác hoặc chăn lên người nạn nhân để giữ ấm và đồng thời trấn an họ.
  2. Đánh giá nạn nhân để kiểm tra có vết thương nào không, đặc biệt là chấn thương ở đầu hoặc các tình trạng y tế khác.
  3. Giữ theo dõi và ghi lại các dấu hiệu quan trọng như mức độ phản ứng, nhịp tim, và hô hấp cho đến khi nạn nhân hồi phục hoặc được chuyển giao, được chăm sóc bởi người có trách nhiệm. Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng của nạn nhân, hãy gọi ngay đến dịch vụ cấp cứu để yêu cầu sự giúp đỡ khẩn cấp.

Lưu Ý

  • Không kích thích gây nôn ở nạn nhân (vì chất nôn có thể làm bít tắc đường thở trong khi nạn nhân vẫn còn hơi lơ mơ hoặc mất sự tỉnh táo).
  • Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy mở đường hô hấp và kiểm tra xem anh ta có thở không.