Trong thế giới hướng đạo, việc biết cách nối dây và làm nút là một kỹ năng cực kỳ quan trọng. Nút Vòng Số 8, hay còn gọi là Figure Eight Loop, là một trong những nút nối dây phổ biến và hữu ích. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện nút Vòng Số 8 cùng với các ứng dụng, ưu điểm, và nhược điểm của nó.
Giới Thiệu Nút Vòng Số 8:
Nút vòng số 8 có các tên gọi tiếng anh như (figure eight on the bight, flemish loop, figure-eight loop, flemish eight, rewomen figure eight, rethreaded figure eight, figure eight retraced, threaded figure of-eight loop…). trong tiếng việt thì vẫn gọi là nút dây vòng số tám hoặc nút dây vòng lặp số tám. Nút vòng số tám là một trong những nút thắt mạnh mẽ, nó tạo thành một vòng chống trượt cố định ở cuối sợi dây, đây là kiểu thắt nút được những người leo núi, câu cá sử dụng rộng rãi nhất lý do là nó chắc chắn, an toàn và dễ kiểm tra bằng mắt.
Công Dụng Của Nút Vòng Số 8:
- Nút vòng số tám được sủ dụng rộng rãi trong các hoạt động leo núi, cứu hộ, câu cá, cắm trại, đi biển, thám hiểm hang động và các mục đích thông thường khác.
- Dùng để trang trí.
- Dùng làm vòng để treo, làm móc kéo đồ vật hay Giúp lính cứu hỏa nâng cưa máy.
- Sử dụng Trong thiết lập dây hãm (belay), dùng để cố định người leo núi.
- Dùng làm dây mồi câu cá.
- Tạo ra một đầu vòng dây cố định chắc chắn không bị trượt.
Ưu Điểm của Nút Dây:
- Dễ học, dễ buộc, dễ dàng sử dụng.
- khả năng chịu tải tốt khi giữ và kéo vật từ nhẹ đến đến trung bình.
- Dễ dàng kiểm tra nút và phân biệt với các loại nút thắt dây khác sau khi buộc. Người sử dụng, có thể kiểm tra xem nút có được buộc chặt chẽ và đúng cách hay không một cách nhanh chóng.
- Có độ an toàn ổn định cao khi kết hợp với các nút dây khác hoặc tạo ra biến thể khác hoặc sử dụng riêng nút số tám không thôi đều an toàn.
Nhược Điểm của Nút Dây:
- Có xu hướng bị bó chặt, kẹt nút khi chịu tác động của tải trọng nặng và có thể mất một chút công sức để tháo nó hoặc là không (dù bất cứ vật liệu dây thừng nào cũng bị kẹt).
Hướng Dẫn Cách Làm Nút Vòng Số 8:
Hướng dẫn bằng Video:
Hướng dẫn bằng Hình Ảnh:
- Bước 1: Gập đôi dây, tạo một vòng bằng một đoạn dây uốn cong.
- Bước 2: Đưa đầu dây qua vòng.
- Bước 3: Kéo cả hai đầu để làm chặt.
- Bước 4: Nút hoàn thành tạo thành một vòng.
Lưu Ý Trong quá Trình Sử Dụng Nút Vòng số 8:
- Không dùng cho trọng lượng quá sức của nút, Biết cân nhắc về tải trọng mà nút vòng số tám “Figure Eight Loop” có thể chịu đựng được khi giữ, kéo và nâng vật. Không nên đặt quá nhiều trọng lượng lên nút này, vì điều này có thể làm yếu nút và gây nguy hiểm. Nếu bạn muốn tăng sức chịu đựng của vòng dây bạn có thể gia cố nút bằng một số dây, nút dây khác hoặc thao tác làm thêm vòng để tạo ra biến thể của nút vòng số tám có thể chịu tải nặng ổn định và tốt hơn.
- Kiểm tra thường xuyên, trước khi sử dụng, hãy kiểm tra kỹ nút và dây để đảm bảo rằng chúng không bị rách hoặc hỏng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang sử dụng nó cho các hoạt động đòi hỏi tính an toàn cao như leo núi hoặc leo dây.
- Luôn có người theo dõi chỉ dẫn, trong đào tạo và hướng dẫn, Nếu bạn không chắc chắn về cách sử dụng nút vòng số tám “Figure Eight Loop”, hãy tìm người có kinh nghiệm để được hướng dẫn và đào tạo thêm, điều này giúp bạn hiểu sâu hơn nhiều về công dụng của nút dây cũng như tính an toàn khi sử dụng nút trong các hoạt động ví dụ như leo núi, leo dốc, vuợt thác,… và một số hoạt động thông thường hằng ngày khác.
Liên Đoàn Hải Đăng Gia Định là một là Đơn vị Hướng đạo thuộc hội Hướng đạo Việt Nam. Khởi đầu từ một tráng đoàn biệt lập, Tráng đoàn Hải Đăng – Gia Định được thành lập tại công viên Hoàng Văn Thụ vào ngày 1/03/2006 Sau một thời gian làm việc cùng nhau, Tráng đoàn đã chính thức thành lập Liên đoàn Hải Đăng – Gia Định tại CV Hoàng Văn Thụ vào ngày 10/10/2010. Tuy nhiên, lễ ra mắt chính thức của Liên đoàn đã diễn ra tại khuôn viên Công ty Muối Biển Đông ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2011. Từ đó đến nay, LĐ Hướng đạo Hải Đăng đã hoạt động chính thức với 4 ngành chính: ẤU – THIẾU – KHA – TRÁNG – có lúc sĩ số đoàn sinh lên đến đỉnh điểm là 168 người bao gồm cả đoàn sinh và huynh trưởng.