Tắc nghẽn đường hô hấp (Airway Obstruction) là một tình trạng cấp cứu nghiêm trọng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này, từ nguyên nhân cho đến biểu hiện và cách xử lý cơ bản.

Tắc Nghẽn Đường Hô Hấp【Air Obstruction

Tinh Trang Tac Nghen Duong Ho Thap

(Airway obstruction) có nghĩa là sự cản trở lưu thông không khí qua đường hô hấp, gây khó khăn trong việc hít thở. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm việc tắc nghẽn đường thở do sưng, viêm nhiễm, hoặc có vật thể nào đó ngăn cản đường hô hấp. Airway obstruction có thể là một tình trạng khẩn cấp y tế nếu không được xử lý kịp thời, vì nó có thể dẫn đến thiếu ô oxy và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đường hô hấp có thể bị nghẽn do các vấn đề bên ngoài hoặc bên trong, như vật thể kẹt ở cuối cổ họng. Các nguyên nhân chính bao gồm:

  • Hít vào vật thể như thức ăn.
  • Bị lưỡi, máu hoặc chất nôn làm nghẽn khi người bị nạn không tỉnh táo.
  • Sưng phình nội bên trong của cổ họng do bị bỏng, phỏng bởi hóa chất hoặc đồ nóng nhiệt độ cao, vết đốt côn trùng, hoặc dị ứng cấp tính.
  • Bị thương ở mặt hoặc cằm.
  • Cơn hen suyễn khiến đường hô hấp trong phổi co lại.
  • Áp lực bên ngoài lên cổ, như treo cổ hoặc bị nghẹt cổ.

Khi đường hô hấp bị tắc nghẽn, hãy thực hiện ngay các bước cần thiết. Nếu người bị nạn ngừng thở, hãy sẵn sàng thực hiện nhấn ngực và thở cứu thương

Nhận biết (RECOGNITION )

  • Những đặc điểm dấu hiệu của tình trạng không đủ oxy như môi, lỗ tai và móng tay có màu xám-xanh (xanh tái).
  • Gặp khó khăn khi nói và thở
  • Tiếng thở ồn ồn
  • Khuôn mặt đỏ, sưng
  • Người bị nạn có dấu hiệu căng thẳng, có thể chỉ vào cổ họng hoặc nắm chặt cổ
  • Lỗ mũi phồng mở to ra nhiều hơn bình thường
  • Ho liên tục kéo dài.

Mục tiêu của bạn (YOUR AIMS)

  • Loại bỏ chướng ngại vật gây tắc nghẽn
  • Khôi phục hơi thở bình thường
  • Sắp xếp chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

Những hành động cần làm (WHAT TO DO)

  1. Loại bỏ chướng ngại vật nếu nó nằm ở bên ngoài hoặc có thể nhìn thấy trong miệng.
  2. Nếu nạn nhân tỉnh táo và đang thở bình thường, hãy an ủi và tiếp tục quan sát.
  3. Dù nạn nhân có phục hồi hoàn toàn, hãy gọi số cấp cứu. Theo dõi và ghi chép các dấu hiệu quan trọng như hơi thở, nhịp tim và mức độ phản ứng cho đến khi sự giúp đỡ đến.

Lưu ý: Nếu người bị nạn bị bất tỉnh hãy mở đường hô hấp và kiểm tra xem người bị nạn có đang thở hay không.