Chảy máu mũi, hay còn gọi là “Nosebleed” hoặc “Epistaxis”, là một tình trạng thường gặp mà nhiều người phải đối mặt. Bài viết này sẽ đưa ra thông tin chi tiết về nguyên nhân gây chảy máu mũi và cung cấp những phương pháp xử lý hiệu quả để giúp bạn tự tin đối mặt với tình trạng này.

Chảy Máu Mũi【Nosebleed

Chay Mau Mui Nguyen Nhan va Cach Xu Ly Hieu Qua 2

(Nosebleed) là một thuật ngữ tiếng anh để mô tả hiện tượng máu chảy từ mũi. Trong tiếng Việt, người ta thường gọi là “chảy máu mũi” hoặc “chảy máu cam.” “Nosebleed” xảy ra khi các mạch máu nhỏ trong lỗ mũi bị vỡ tổn thương và gây ra sự chảy máu. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến “nosebleeds”, bao gồm: làm tổn thương mũi (ví dụ như khi bạn đụng, thò tay ngoáy, gãi mạnh vào mũi), khô mũi do không khí thời tiết lạnh hoặc khô, xì mũi hắt hơi quá mạnh, thiếu nước trong cơ thể, bị đấm hoặc bị vật nào đó va đập vào mũi, viêm mũi, sử dụng quá mức các sản phẩm làm khô mũi, sử dụng thuốc chống đông máu (anti-clotting) hoặc các vấn đề y tế bệnh lý nền như huyết áp cao,… Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách nén nhẹ mũi và nghiêng người về phía trước để tránh nuốt máu. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài hoặc xuất hiện thường xuyên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

Chay Mau Mui Nguyen Nhan va Cach Xu Ly Hieu Qua

Lưu Ý

  • Không để người bị chảy máu mũi nghiêng ngửa đầu về sau, vì máu có thể chảy vào cổ họng và khiến người đó nôn mửa.

Mục Tiêu Của Bạn (YOUR AIMS)

  • Duy trì giữ cho đường thở hô hấp luôn thông thoáng
  • Kiểm soát chảy máu

Những Hành Động Cần Làm (WHAT TO DO)

  1. Hãy yêu cầu người bị chảy máu mũi ngồi xuống và nghiêng cúi đầu, hếch mũi về phía trước để máu có thể chảy ra khỏi mũi. Yêu cầu hướng dẫn họ thở bằng miệng (điều này giúp làm dịu cũng như giúp họ bình tĩnh trở lại) và dùng hai ngón tay ép hai cánh mũi lại (kẹp phần mềm của mũi) trong khoảng mười phút. Đồng thời, động viên trấn an và hỗ trợ họ nếu cần thiết.
  2. Nhắc nhở  khuyên người bị chảy máu mũi nên tránh không nói chuyện, nuốt, hoặc ngửi vì có thể làm rơi hoặc bật ra vảy các cục máu đang tạo thành trong mũi. Đưa cho họ một chiếc khăn sạch hoặc giấy để hứng hoặc lau chùi bất kỳ giọt nước máu mũi nào đang chảy ra.
  3. Sau mười phút, hãy bảo người bị chảy máu mũi nới lỏng áp lực, thả lỏng tay đang ép hai cánh mũi. Nếu máu vẫn chảy, yêu cầu họ ấn véo mũi và bịt chặt lại lần nữa trong hai lần tiếp theo, mỗi lần là 10 phút.
  4. Khi máu đã ngừng chảy, hướng dẫn người bị chảy máu mũi vẫn phải giữ tư thế cúi đầu về phía trước, lau chùi xung quanh mũi bằng nước ấm. Hãy yêu cầu họ nghỉ ngơi yên tĩnh trong vài giờ. Không nên làm việc nặng và đặc biệt là không nên thổi xì mũi mạnh vì để tránh làm bung cục máu đông đang cầm máu.
  5. Nếu máu ngừng chảy và sau đó lại chảy trở lại, hỗ trợ nạn nhân kẹp, ép chặt mũi lại lần nữa (trong vòng mười 10 phút và sau đó kiểm tra lại)
  6. Nếu chảy máu mũi vẫn còn nặng hoặc kéo dài hơn 30 phút, hãy sắp xếp đưa nạn nhân đến bệnh viện.

Lưu Ý

  • Không nhéo vào sống mũi của bạn, hãy nhớ nhéo véo vào phần mềm hai bên cánh mũi của mũi bạn.
  • Khi chảy máu mũi nặng nghiêm trọng hơn, không nên ngửa đầu ra sau hoặc nằm thẳng vì điều này có thể khiến máu chảy ngược xuống cổ họng, nơi máu chảy ra và có thể gây nghẹt, tắc nghẽn đường thở hoặc sặc máu.
  • Tránh các hoạt động liên quan đến việc cúi xuống, nâng vật quá nặng hoặc thực hiện các hoạt động thể chất gắng quá sức vì điều này có thể làm tăng áp lực trong xoang mũi (làm tăng áp lực trong các mạch máu nhỏ ở mũi gây chảy máu).
  • Nên nhéo ép nhẹ hai bên cánh mũi để kiểm soát chảy máu thay vì sử dụng khăn giấy hoặc vật liệu nào đó để đưa vào mũi. Cuộc can thiệp tích cực này giúp ngăn chặn chảy máu hiệu quả hơn so với việc đợi máu tự nhiên thấm vào vật liệu khăn giấy một cách vô ích. Tránh nhét cuộn khăn giấy hoặc đặt vật liệu vào trong mũi, vì điều này có thể gây tổn thương niêm mạc mũi và làm tăng nguy cơ chảy máu kéo dài thêm. Tóm lại, việc áp dụng áp lực bóp nhẹ để kiểm soát chảy máu là phương pháp khuyến khích và hiệu quả hơn nhiều.

Tình Huống Đặc Biệt Khi Trẻ Nhỏ Bị Chảy Máu Mũi (SPECIAL CASE FOR A YOUNG CHILD)

Một em bé có thể cảm thấy lo lắng khi máu chảy từ mũi. Hãy hướng dẫn bé nghiêng người về phía trước, sau đó kẹp mũi giúp bé an ủi và đưa cho bé một cái bát để nhổ nước bọt máu vào hoặc chảy máu mũi vào đó.

Chay Mau Mui Nguyen Nhan va Cach Xu Ly Hieu Qua 3