Chấn thương ở bàn chân và ngón chân không chỉ mang đến cảm giác đau đớn, khó chịu và sự bất tiện trong khi di chuyển, mà còn có thể tạo ra những tác động tiêu cực đáng kể và kéo dài theo thời gian đối với chất lượng cuộc sống hàng ngày của những người chịu phải chấn thương. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách nhận biết các dấu hiệu của chấn thương và cách xử lý chúng một cách hiệu quả.
Chấn Thương Bàn Chân và Ngón Chân【Foot And Toe Injuries】
Các xương và các khớp ở bàn chân có thể chịu nhiều loại chấn thương khác nhau, chẳng hạn như gãy xương, vết cắt và vết bầm tím. Những vết gãy xương nhỏ thường do lực tác động trực tiếp lên bàn chân gây ra. Điều quan trọng là, luôn so sánh bàn chân bị thương với bên bàn chân lành, đặc biệt là ở các ngón chân, vì gãy xương có thể dẫn đến biến dạng mà không phải lúc nào cũng thấy được rõ ràng ngay lập tức. Nhiều vết gãy, ở nhiều hoặc tất cả xương bàn chân thường do tai nạn đè ép nát. Những vết gãy này có thể là vết gãy hở, gây chảy máu và sưng tấy nghiêm trọng, đòi hỏi sự sơ cứu ngay lập tức. Để đảm bảo chăm sóc hiệu quả, chấn thương ở bàn chân và ngón chân nên được điều trị tại bệnh viện. điều này đặc biệt quan trọng để đảm bảo phục hồi hoàn toàn và tránh các vấn đề lâu dài.
Nhận Biết (RECOGNITION)
- Khó khăn khi đi bộ
- Cảm giác cứng nhắc khi cử động di chuyển
- Bầm tím và sưng
- Phần bị chấn thương biến dạng
Mục Tiêu Của Bạn (YOUR AIMS)
- Giảm thiểu sự sưng tấy
- Sắp xếp vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện
Những Hành Động Cần Làm (WHAT TO DO)
- Giúp người bị thương nằm xuống và ổn định chân bị thương một cách cẩn thận. Nếu có vết thương, hãy nhẹ nhàng mở lộ vết thương ra cẩn thận và xử lý vết chảy máu. Đặt một miếng băng gạc để che phủ bảo vệ vết thương.
- Tháo bỏ đồ trang sức ở chân trước khi vùng đó bắt đầu sưng lên.
- Chườm lạnh, chẳng hạn như túi nước đá hoặc miếng đệm dán lạnh. Điều này cũng sẽ giúp giảm sưng và giảm đau.
- Đặt miếng đệm quanh chân nạn nhân và cố định bằng băng cuộn.
- Sắp xếp để đưa hoặc gửi người bị thương đến bệnh viện. Nếu không có xe cấp cứu, hãy giữ cho bàn chân bị thương được nâng cao trong quá trình khi di chuyển. Kiểm tra lưu thông máu ngoài băng, cứ mười phút một lần. Nếu lưu thông giảm, hãy nới lỏng băng.
Lưu Ý
- Không cho phép nạn nhân ăn hoặc uống vì có thể cần sử dụng chất gây mê khi cần thiết trong quá trình tiến hành điều trị.
Liên Đoàn Hải Đăng Gia Định là một là Đơn vị Hướng đạo thuộc hội Hướng đạo Việt Nam. Khởi đầu từ một tráng đoàn biệt lập, Tráng đoàn Hải Đăng – Gia Định được thành lập tại công viên Hoàng Văn Thụ vào ngày 1/03/2006 Sau một thời gian làm việc cùng nhau, Tráng đoàn đã chính thức thành lập Liên đoàn Hải Đăng – Gia Định tại CV Hoàng Văn Thụ vào ngày 10/10/2010. Tuy nhiên, lễ ra mắt chính thức của Liên đoàn đã diễn ra tại khuôn viên Công ty Muối Biển Đông ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2011. Từ đó đến nay, LĐ Hướng đạo Hải Đăng đã hoạt động chính thức với 4 ngành chính: ẤU – THIẾU – KHA – TRÁNG – có lúc sĩ số đoàn sinh lên đến đỉnh điểm là 168 người bao gồm cả đoàn sinh và huynh trưởng.