Nút Nối Mỏ Chim (Overhand Bend) là một loại nút cơ bản và phổ biến sử dụng trong nhiều hoạt động ngoại trời như leo núi, thám hiểm, cắm trại và nhiều hoạt động khác. Đây là một nút đơn giản và dễ học, thường được giới thiệu cho các bạn hướng đạo sinh cũng như những người mới bắt đầu làm quen với kỹ thuật làm nút dây. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách buộc nút “Overhand Bend”, cũng như các công dụng, ưu điểm và nhược điểm của nó, cùng một số lưu ý quan trọng khác.
Giới Thiệu Nút Nối Mỏ Chim:
Các tên gọi tiếng Anh của nút nối mỏ chim: (Overhand Bend, Flat Overhand Bend, Offset Overhand Bend, European Death knot (EDK), Offset Water Knot, Thumb Knot, Thumb Bend, Creeler’s Knot, Openhand Knot, One-Sided Overhand Bend).
Nút Nối Mỏ Chim (Overhand Bend) là một loại nút đơn giản để nối hai đoạn dây thừng lại với nhau trong các hoạt động ngoại khóa. Để buộc nút này, bạn đặt hai đoạn dây cạnh nhau, tạo một vòng tròn bằng cách đưa cả hai đoạn qua vòng đó, sau đó kéo chặt. Nút “Overhand Bend” giúp đảm bảo tính an toàn và độ bền cho việc nối dây thừng, nhưng có thể khó mở ra sau khi tải trọng. Ngoài việc sử dụng trong ngoại khóa, nút nối mỏ chim còn được áp dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Việc nối dây thừng bằng nút “Overhand Bend” là một phần quan trọng của quá trình leo núi, vượt thác khám phá hang động (caving), và cảnh sát cứu hộ. Tuy nhiên, việc áp dụng nó cần cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính an toàn.
Công Dụng Của Nút Nối Mỏ Chim:
Nút (Overhand Bend) thường được sử dụng trong nhiều hoạt động dã ngoại như leo núi, thám hiểm, cắm trại và các công việc sinh hoạt hằng ngày khác. Công dụng chính của nút này là để nối hai đoạn dây lại với nhau một cách chặt chẽ. Bạn có thể sử dụng nó để nối các đoạn dây ngắn lại với nhau và tạo ra một đoạn dây dài hơn, hoặc khi bạn cần kết nối các dây thừng để tạo thành một chuỗi dài. Tính đơn giản của nó làm cho việc buộc nút dễ dàng, thích hợp cho việc nối dây trong các tình huống tạm thời và khi bạn cần một giải pháp đơn giản, hiệu quả và nhanh chóng. Các ứng dụng ngoài khác của nút nối mỏ chim:
- Công việc thủ công may, dệt: Nó cũng được sử dụng trong thủ công, ví dụ như nối hai đầu sợi len hoặc sợi chỉ khi dệt hoặc thêu.
- Làm nút cài đơn giản: Trong các tình huống thực tế, nút “Overhand Bend” có thể được sử dụng như một nút cài đơn giản để buộc các đoạn dây lại với nhau hoặc để tạo các kết nối tạm thời.
- Trang trí hoặc chế tạo đồ thủ công: Overhand Bend có thể được sử dụng trong các dự án trang trí, chế tạo đồ thủ công, hoặc làm vật trang sức như một phần của thiết kế.
Ưu Điểm của Nút Dây:
- Dễ buộc và kiểm tra: Nút nối mỏ chim “Overhand Bend” rất dễ buộc và kiểm tra. Nó nên tạo ra hai dãy dây song song ở một bên và một dãy ở bên kia. Điều này làm cho nó phù hợp cho người mới học buộc nút, vì mọi người đều biết cách buộc nút chặn đơn “overhand” đơn giản, thao tác tạo vẫn tương tự như thế không khác gì.
- Ít bị mắc kẹt: Nút “Overhand Bend” thích hợp để nối hai sợi dây cùng hướng, giúp giảm nguy cơ bị mắc kẹt giữa các tảng đá khi leo lên núi hoặc khi leo xuống núi.
- Dây vào từ cùng một hướng: Một điểm mạnh chính của nút này là dây đi qua nút từ cùng một hướng. Điều này giúp tránh tình trạng dây bị kẹt giữa các tảng đá khi leo xuống vách núi, vì nút có thể cuốn qua đá.
- Khác: Dưới áp lực cực lớn, nút nối mỏ chim “Overhand Bend” có thể bị kẹt, nhưng nó vẫn sẽ dễ tháo ra hơn so với các nút nối dây khác.
Nhược Điểm của Nút Dây:
- Nút thắt yếu đối với áp lực lớn: Nút “Overhand Bend” là nút thắt yếu đối với áp lực lớn. Trong quá khứ, nó chỉ được sử dụng cho các công việc đơn giản như treo thịt. Tuy nhiên, khi buộc đúng cách, nó đủ mạnh để chịu trọng lượng cơ thể trong leo núi.
- Nút thắt yếu khi buộc sai cách: Nếu buộc nút sai cách, chẳng hạn như khi dây giao nhau hoặc không buộc chặt, nó có thể đứt dưới trọng lượng cơ thể, có thể gây tai nạn và tử vong cho người leo núi.
- Không phù hợp với điều kiện băng tuyết và dây trơn: Nút này không hoạt động tốt lắm trong điều kiện băng giá và với dây trơn trượt.
- Rủi ro dễ buộc sai nút: Nút nối dây mỏ chim “Overhand Bend” có thể bị buộc sai nếu bạn tạo thêm một vòng trước khi đưa dây qua vòng, tạo thành nút “Flat Figure Eight”, nút này yếu hơn nhiều so với nút nối dây mỏ chim “Overhand Bend”, Sai lầm này đã gây ra rất nhiều tai nạn và tử vong cho người leo núi (nên một số nhà leo núi người mỹ đặt tên cho nó là nút thắt tử thần châu âu “European Death knot (EDK)”).
- Khác: Không nên để đầu dây sau nút quá dài, điều này có thể khiến người leo núi nhầm đầu dây tự do (đoạn dây thừa khi hoàn thành xong nút) với dây kéo tải chịu lực thật, và khi họ gắn vào nó, có thể dẫn đến trượt bung nút gây tai nạn chết người.
Hướng Dẫn Cách Làm Nút Nối Mỏ Chim:
Hướng dẫn bằng Video:
Hướng dẫn bằng Hình Ảnh:
Lưu Ý Trong quá Trình Sử Dụng Nút Nối Mỏ Chim:
- Dây Thừa: Luôn để đủ dây thừa sau khi buộc nút. Điều này giúp tránh tình huống nguy hiểm khi dây không đủ dài để đảm bảo an toàn hoặc nếu bạn còn đoạn dây thừa quá dài sau khi đã hoàn thành xong nút, bạn có thể tạo thêm một lần thao tác dây “Overhand bend” nữa để tạo ra một biến thể mới mang tên “Two Offset Overhand Bend” để nút nối dây an toàn hơn khi chịu tải vật nặng.
- Kiểm tra nút: trước khi sử dụng nút, hãy kiểm tra kỹ nút nối để đảm bảo rằng nó đã được buộc đúng cách và không có lệch dây.
- Học cách buộc nút thay thế: Nếu bạn có nhu cầu trong các tình huống đòi hỏi độ bền và an toàn cao hơn, hãy học cách buộc những nút nối khác dành riêng cho mục đích đó. Nút Overhand Bend thường được sử dụng cho các công việc đơn giản hoặc trong trường hợp cần nối một cách nhanh chóng.
- Lắng nghe kinh nghiệm của người khác: Nếu bạn mới bắt đầu hoặc chưa quen thuộc với việc sử dụng nút nối, hãy lắng nghe kinh nghiệm và lời khuyên từ những người có kinh nghiệm hơn trong hoạt động ngoài trời hoặc leo núi.
- Khác: Nút nối mỏ chim “Overhand Bend” hoạt động tốt khi hai dây được nối có cùng đường kính hoặc chênh lệch một chút rất gần với giữa hai dây đường kính đó. nếu hai dây kết nối có đường kính chênh lệch quá lớn sẽ không đảm bảo tính an toàn khi trong quá trình sử dụng.
Liên Đoàn Hải Đăng Gia Định là một là Đơn vị Hướng đạo thuộc hội Hướng đạo Việt Nam. Khởi đầu từ một tráng đoàn biệt lập, Tráng đoàn Hải Đăng – Gia Định được thành lập tại công viên Hoàng Văn Thụ vào ngày 1/03/2006 Sau một thời gian làm việc cùng nhau, Tráng đoàn đã chính thức thành lập Liên đoàn Hải Đăng – Gia Định tại CV Hoàng Văn Thụ vào ngày 10/10/2010. Tuy nhiên, lễ ra mắt chính thức của Liên đoàn đã diễn ra tại khuôn viên Công ty Muối Biển Đông ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2011. Từ đó đến nay, LĐ Hướng đạo Hải Đăng đã hoạt động chính thức với 4 ngành chính: ẤU – THIẾU – KHA – TRÁNG – có lúc sĩ số đoàn sinh lên đến đỉnh điểm là 168 người bao gồm cả đoàn sinh và huynh trưởng.