Nút buộc Prusik là một trong những nút buộc quan trọng và phổ biến trong hoạt động leo núi, leo trèo, vượt thác và những chuyến đi chơi cắm trại ngoài trời. Nó được sử dụng để tạo ra một điểm cố định trên dây để người leo núi có thể leo lên, leo xuống một cách an toàn hoặc kiểm soát tải trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách buộc nút Prusik cơ bản, cùng với ưu điểm, nhược điểm và các lưu ý quan trọng.
Giới Thiệu Nút Buộc Prusik:
Nút Prusik có một số tên gọi tiếng viết như (nút sơn ca quấn vòng, nút ma sát sơn ca, nút sơn ca cuộn nhiều vòng, nút thắt ma sát,…). trong tiếng anh (prusik knot, friction hitch knot,…). Nút Prusik là một nút chủ yếu được sử dụng để kết nối một vòng dây với một dây thừng sao cho nó có thể dễ dàng điều chỉnh. Do đó, nó cũng có thể được gọi là một loại nút siết ma sát. Dễ bị viết sai chính tả thành Prussic, Prusic, Prussik, Prussick và Prusick (trong ngôn ngữ tiếng anh), việc viết đúng có thể được ghi nhớ một khi bạn biết tên của người phát minh nó, là vận động viên người leo núi người Áo Karl Prusik, nó lần đầu tiên được phổ biến rộng rãi trong sách hướng dẫn leo núi của Áo năm 1931 dành cho dây leo núi.
Công Dụng Của Nút Buộc Prusik:
- Được sử dụng trong các tình huống cứu hộ trong việc cứu hộ bằng dây, leo núi, vượt thác, thám hiểm hang động, neo ngựa, dùng làm neo dây để treo đồ, làm dây điều chỉnh trải tấm bạc làm lều trại bằng sườn khung dây, sử dụng trong hệ thống ròng rọc….
Ưu Điểm của Nút Dây:
- Nút buộc Prusik có thể dễ dàng buộc từ giữa sợi dây hoặc cuối sợi dây.
- Được sử dụng trong mọi tình huống leo núi để tạo ra một điểm gắn an toàn cũng có thể di chuyển được. Ví dụ: bạn có thể sử dụng nút Prusik dọc theo một sợi dây chắc chắn để leo lên một đoạn đường dốc.
- Dễ dàng kiểm tra nút đã được tạo đúng cách bằng mắt.
- Quấn tạo càng nhiều vòng ôm sợi dây, thì ma sát sẽ được tạo ra nhiều hơn (dựa vào số vòng bạn tạo để ôm sợi dây).
- Làm khóa điều chỉnh để siết vào và buông lỏng ra, siết vào để buộc giữ cố định vật với sợi dây, buông lỏng ra để nó có thể chạy trượt trên dây thừng sang trái hoặc sang phải. (không thể cầm dây rồi tạo áp lực hoặc dùng lực kéo sang bên trái và sang bên phải được. Nó sẽ càng bám chặt đến mức nó sẽ không dễ dàng gì di chuyển hay trượt trên thanh dây. Muốn nó chạy trượt trên thanh dây, để bạn có thể dễ dàng di chuyển nút Purusik sang trái sang phải một cách tiện lợi, bạn nên nới lỏng vòng sơn ca ra, cầm giữa nút Prusik, là bạn có thể di chuyển điều chỉnh tự do trên thanh dây).
- Chạy trượt trên thanh dây không làm mòn vỏ dây.
- Nút Buộc prusik hoạt động hiệu quả khi bạn có dây mỏng hơn trên dây dài hơn. Nếu bạn có dây dày nằm trên dây dày (là cùng loại dây) thì nó thường không bám tốt.
- Dễ học, Dễ buộc, dễ tháo chỉ bằng một thao tác.
- Sau khi được đặt dưới một trọng lượng lớn, nút Prusik có thể khá chật và khó cởi trói.
Nhược Điểm của Nút Dây:
- Nút buộc Prusiks có thể không hiệu quả trên dây ướt hoặc dây bị đóng băng lạnh. Đó là vì prusik dựa vào ma sát để hoạt động chính xác.
- Nút thắt Prusik có thể bị trượt nếu đặt dưới tải trọng quá lớn vượt mức cho phép.
Hướng Dẫn Cách Làm Nút Buộc Prusik:
Hướng dẫn bằng Video:
Hướng dẫn bằng Hình Ảnh:
- Bước 1: Đặt vòng lặp của bạn phía sau dây thừng.
- Bước 2: Sau đó đưa mặt phần có nút nối , qua mặt còn lại kia.
- Bước 3: Bây giờ quấn lỏng quanh sợi dây và luồn, đưa nó qua lại một lần nữa.
- Bước 4: Làm điều này ít nhất ba lần. Tuy nhiên, bạn có thể cần cuộn dây thứ tư, tùy thuộc vào đường kính dây thừng.
- Bước 5: Kéo chặt dây buộc và đảm bảo rằng các lớp quấn, được xếp gọn và song song với nhau.
- Bước 6: Đảm bảo rằng móc có thể bám chặt vào dây bằng cách kéo móc theo một hướng.
Lưu Ý Trong quá Trình Sử Dụng Nút Buộc Prusik:
- Học từ người có kinh nghiệm: Hãy luôn học cách buộc nút Prusik từ người có kinh nghiệm trước khi thực hành một mình.
- Luôn kiểm tra an toàn, trước khi sử dụng, hãy kiểm tra kỹ dây và nút Prusik để đảm bảo an toàn.
Liên Đoàn Hải Đăng Gia Định là một là Đơn vị Hướng đạo thuộc hội Hướng đạo Việt Nam. Khởi đầu từ một tráng đoàn biệt lập, Tráng đoàn Hải Đăng – Gia Định được thành lập tại công viên Hoàng Văn Thụ vào ngày 1/03/2006 Sau một thời gian làm việc cùng nhau, Tráng đoàn đã chính thức thành lập Liên đoàn Hải Đăng – Gia Định tại CV Hoàng Văn Thụ vào ngày 10/10/2010. Tuy nhiên, lễ ra mắt chính thức của Liên đoàn đã diễn ra tại khuôn viên Công ty Muối Biển Đông ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2011. Từ đó đến nay, LĐ Hướng đạo Hải Đăng đã hoạt động chính thức với 4 ngành chính: ẤU – THIẾU – KHA – TRÁNG – có lúc sĩ số đoàn sinh lên đến đỉnh điểm là 168 người bao gồm cả đoàn sinh và huynh trưởng.