Chảy máu từ tĩnh mạch nổi ở chân, hay còn được biết đến là “bleeding varicose vein”, là tình trạng cần được xử lý và cấp cứu ngay lập tức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhất để đối phó với tình trạng này.
Chảy Máu Giãn Tĩnh Mạch Ở Chân【Bleeding Varicose Vein】
“Bleeding Varicose Vein” là tình trạng mà những phần tĩnh mạch ở trên chân bệnh nhân, khi bị phình giãn nở và mất tính đàn hồi (varicose vein), bắt đầu phát sinh vấn đề rò rỉ máu ra bên ngoài da. Tĩnh mạch nơi chịu trách nhiệm đưa máu từ cơ thể về tim, và khi chúng giãn nở và trở nên yếu đi, có thể dẫn đến tình trạng nứt và gây ra chảy máu thành tia hoặc dòng nhỏ giọt tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ của người mắc phải. Điều này thường xảy ra khi tĩnh mạch bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau như: yếu tố tuổi tác, yếu tố di truyền, yếu tố giới tính, lối sống không lành mạnh, béo phì, đứng lâu hoặc ngồi lâu ít vận động,… và nếu không được chăm sóc điều trị kịp thời, có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và kéo dài theo thời gian.
Tĩnh mạch là những ống dẫn máu có cửa van một chiều giúp máu lưu thông về phía trái tim. Nhưng khi những cửa van này hoạt động không đúng cách, máu có thể bị ứ đọng và tụ lại trong tĩnh mạch của bạn. điều này làm cho các tĩnh mạch sưng lên và dẫn đến chứng gọi là giãn tĩnh mạch hay sưng nổi tĩnh mạch (varicose veins), giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, nhưng chúng thường xuất hiện ở chân và vùng xương chậu. Giãn tĩnh mạch thường có thành mạch căng, mảnh mỏng, và thường nổi lên, gây ra làn da nổi gân sần sùi ở khu vực bị ảnh hưởng. Nếu bạn chạm hoặc va vào một cách nhẹ, tĩnh mạch có thể bị vỡ và gây ra chảy máu nhiều nghiêm trọng. Nếu không kiểm soát được chảy máu, tình trạng sốc có thể phát triển rất nhanh chóng.
Mục Tiêu Của Bạn (YOUR AIMS)
- Kiểm soát chảy máu.
- Giảm thiểu tình trạng sốc.
- Sắp xếp việc chuyển nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức.
Những Hành Động Cần Làm (WHAT TO DO)
- Giúp nạn nhân nằm xuống ở tư thế nằm ngửa. Ngay lập tức nâng và đỡ bên chân tổn thương ở mức cao nhất có thể; động tác này giúp làm giảm lượng máu chảy.
- Đưa gác chân bị thương của nạn nhân lên vai bạn hoặc lên một chiếc ghế. Dùng gạc vô khuẩn hoặc một tấm băng bông gạc sạch, không xơ có lông tơ để ấn chặt và trực tiếp lên vết vùng tổn thương, cho tới khi kiểm soát được chảy máu. Nếu cần thiết, cẩn thận cắt bỏ quần áo để làm lộ vị trí chảy máu.
- Loại bỏ các trang phục như tất chun hoặc tất dày co giãn vì chúng có thể khiến chảy máu tiếp diễn.
- Giữ cao chân bị tổn thương, đặt một tấm gạc khác lên tấm ban đầu. Băng chặt vừa đủ để trải đều lực ép, không chặt quá để tránh suy giảm tuần hoàn lưu thông máu của chi chân.
- Gọi đến dịch cụ cấp cứu để yêu cầu giúp đỡ khẩn cấp. Tiếp tục hỗ trợ giữ đỡ nâng cao chân của nạn nhân cho đến khi xe cứu thương đến. Đồng thời, kiểm tra thường xuyên các dấu hiệu sống của nạn nhân như hơi thở, nhịp tim và tình trạng tỉnh táo. kiểm tra lưu thông tuần hoàn máu ở phần chân nằm dưới vùng bị bó băng mỗi mười phút một lần.
Liên Đoàn Hải Đăng Gia Định là một là Đơn vị Hướng đạo thuộc hội Hướng đạo Việt Nam. Khởi đầu từ một tráng đoàn biệt lập, Tráng đoàn Hải Đăng – Gia Định được thành lập tại công viên Hoàng Văn Thụ vào ngày 1/03/2006 Sau một thời gian làm việc cùng nhau, Tráng đoàn đã chính thức thành lập Liên đoàn Hải Đăng – Gia Định tại CV Hoàng Văn Thụ vào ngày 10/10/2010. Tuy nhiên, lễ ra mắt chính thức của Liên đoàn đã diễn ra tại khuôn viên Công ty Muối Biển Đông ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2011. Từ đó đến nay, LĐ Hướng đạo Hải Đăng đã hoạt động chính thức với 4 ngành chính: ẤU – THIẾU – KHA – TRÁNG – có lúc sĩ số đoàn sinh lên đến đỉnh điểm là 168 người bao gồm cả đoàn sinh và huynh trưởng.