Chấn thương khuôn mặt không chỉ là mối lo ngại về vẻ ngoại hình mà còn đặt ra những thách thức lớn đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết và xử lý chấn thương khuôn mặt một cách hiệu quả.

Chấn Thương Khuôn Mặt【Facial Injury

Chan Thuong O Khuon Mat Cach Nhan Biet va Xu Ly

Gãy vỡ xương khuôn mặt thường xảy ra khi có sự va đập mạnh vào vùng xương khuôn mặt. vùng khuôn mặt gồm 5 mảnh xương chính: (xương mũi-nose); (xương gò má & hốc mắt-zyroma & orbit); (hàm dưới-mandible); (hàm trên-maxilla); (xoang trán & hộ sọ-frontal sinus & skull).

Chan Thuong O Khuon Mat Cach Nhan Biet va Xu Ly 3

Những vết thương nặng trên khuôn mặt có thể làm bạn sợ hãi. Có thể xuất hiện biến dạng ở phần hốc mắt, sưng to và bầm tím trên toàn khuôn mặt, cũng như chảy máu từ những mô bị lệch dịch chuyển hoặc từ mũi và miệng. Nguy hiểm chính khi gặp chấn thương khuôn mặt là máu, nước bọt hoặc các mô bị sưng tấy to có thể làm hẹp tắc nghẽn đường hô hấp và gây khó khăn khi thở.

Khi bạn kiểm tra người bị chấn thương khuôn mặt, hãy giả định rằng có tổn thương đối với đầu hộp sọ, não hoặc cổ. Cũng cần lưu ý rằng có nguy cơ bạn có thể hiểu lầm các triệu chứng của một chấn thương xương khuôn mặt với tình trạng bị bầm thâm tím ở mắt (black eye).

Nhận Biết (RECOGNITION)

Có thể xuất hiện các dấu hiệu như sau:

  • Đau ở vùng bị tổn thương; nếu hàm bị ảnh hưởng, có thể gặp khó khăn khi nói chuyện, nhai hoặc nuốt
  • Gặp khó khăn trong việc thở
  • Khuôn mặt sưng và biến dạng
  • Bầm tím hoặc mắt thâm có thể xuất hiện.
  • Máu hoặc chất lỏng dịch chứa máu có thể rò rỉ từ mũi hoặc tai.

Mục Tiêu Của Bạn (YOUR AIMS)

  • Đảm bảo đường hô hấp không bị tắc nghẽn
  • Giảm đau và sưng càng ít càng tốt
  • Sắp xếp việc đưa người đó đến bệnh viện ngay lập tức

Những Hành Động Cần Làm (WHAT TO DO)

  1. Giúp nạn nhân ngồi xuống và đảm bảo đường hô hấp luôn mở và thông thoáng
  2. Yêu cầu nạn nhân nhổ ra máu, răng bị lệch hoặc răng giả từ miệng. Giữ lại răng để mang theo khi đưa nạn nhân đến bệnh viện.
  3. Nhẹ nhàng chườm bọc đá lạnh lên khuôn mặt của nạn nhân để giúp giảm đau và giảm sưng tấy. Đồng thời, Điều trị cho tình trạng sốc nếu cần thiết.
  4. Gọi đến dịch vụ cấp cứu để yêu cầu sự giúp đỡ khẩn cấp.
  5. Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu quan trọng như hơi thở, nhịp tim và mức độ phản ứng trong khi đợi sự giúp đỡ đến.

Lưu Ý

  • Không bao giờ buộc băng quanh phần dưới của khuôn mặt hoặc hàm dưới vì nạn nhân có thể nôn mửa hoặc gặp khó khăn khi thở.
  • Đừng cho người bị thương ăn hoặc uống vì có thể cần sử dụng thuốc mê khi cần thiết.
  • Nếu nạn nhân mất ý thức, hãy mở đường hô hấp và kiểm tra nhịp hơi thở
  • Nếu nạn nhân mất ý thức nhưng vẫn đang thở, đặt anh ta ở tư thế nằm nghiêng an toàn (tư thế hồi phục | recovery position) với bên bị thương, phải hướng xuống để máu hoặc chất lỏng cơ thể khác có thể chảy thoát đi. Đặt một lớp đệm hay gối mềm dưới đầu nạn nhân. Lưu ý đến rủi ro chấn thương cổ (cột sống).