Chấn thương cột sống là một vấn đề nghiêm trọng có thể gây ra hậu quả lâu dài nếu không được nhận biết và xử lý đúng cách. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chấn thương cột sống, cách nhận biết dấu hiệu và những biện pháp xử lý liên quan.

Chấn Thương Cột Sống【Spinal Injury

Chan Thuong Cot Song Cach Nhan Biet va Xu Ly

Chấn thương cột sống có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều phần bộ phận của lưng và/hoặc cổ, bao gồm xương (đốt sống | vertebrae), các đĩa mô phân cách giữa các đốt sống, cơ xung quanh và các dây chằng liền kề xung quanh, cũng như tuỷ sống và các dây thần kinh nhánh ra từ nó. Rủi ro nghiêm trọng lớn nhất khi gặp phải chấn thương cột sống là tổn thương tuỷ sống (spinal cord), có thể dẫn đến mất sức mạnh khả năng kiểm soát sử dụng các cơ và/hoặc mất cảm giác ở phía bên dưới khu vực bị tổn thương. Nếu tuỷ sống hoặc rễ thần kinh (nerve roots) bị kẹt do đĩa đệm bị lệch, bị trật xê dịch đi hoặc do mảnh xương gãy, chúng có thể bị tổn thương tạm thời. Nếu tuỷ sống bị cắt đứt một phần hoặc toàn bộ, tổn thương có thể trở nên vĩnh viễn.

Nguyên Nhân Gây Chấn Thương Cột Sống ( CAUSES OF SPINAL INJURY)

Điểm quan trọng nhất để nhận biết chấn thương cột sống là xem xét các cơ chế gây ra chấn thương. Nếu có lực tác động không bình thường lên lưng hoặc cổ, đặc biệt là khi nạn nhân luôn than phiền về bất kỳ sự thay đổi nào về cảm giác hoặc khó khăn trong việc di chuyển cử động, có thể nghi ngờ đó là chấn thương cột sống. Nếu sự cố bao gồm uốn người về phía trước hoặc sau một cách mạnh mẽ hoặc xoay xoắn cột sống, hãy giả định rằng nạn nhân đã bị chấn thương cột sống. Luôn luôn cần phải đề phòng những chuyển động không cần thiết của đầu, cổ và cột sống. Mặc dù chấn thương tủy sống có thể xảy ra mà không có tổn thương nào ở đốt sống, nhưng gãy xương cột sống tăng nguy cơ đáng kể. Các vùng dễ bị tổn thương nhất thường là xương ở cổ và xương ở lưng dưới (lower back | thắt lưng).
Bất kỳ sự kiện nào sau đây cũng nên khiến bạn nghi ngờ về khả năng chấn thương cột sống:

  • Rơi từ độ cao, như từ thang
  • Tự đột ngột ngã xuống, ví dụ như khi đang tập thể dục hoặc nhảy bạt lò xo.
  • Nhảy xuống hồ nước nông và chạm đáy
  • Rơi ngã từ ngựa hoặc mô tô
  • Va chạm mạnh trong môn bóng bầu dục
  • Giảm tốc độ đột ngột trong xe cơ giới
  • Một vật nặng rơi ngang lưng
  • Thương tích ở đầu hoặc mặt

Nhận Biết (RECOGNITION)

Khi xảy ra tổn thương ở các đốt sống, có thể có những dấu hiệu sau:

  • Đau ở cổ hoặc lưng ở nơi tổn thương. Đôi khi cảm giác đau này có thể bị che khuất bởi những chấn thương khác, đau đớn hơn
  • Gấp khúc, không đều hoặc xoắn vặn đường cong bình thường của cột sống
  • Đau nhức và/hoặc bầm tím trên da ở phía trên cột sống
  • Khi tuỷ sống bị tổn thương, có thể xảy ra:
  • Mất kiểm soát về cảm giác và cử động của các chi – cử động có thể yếu hoặc không có.
  • Mất cảm giác, hoặc cảm giác bất thường như nóng cháy rát hoặc tê ngứa ran. Nạn nhân có thể cảm thấy các chi cứng, nặng hoặc vụng về không linh hoạt
  • Mất kiểm soát đối với việc tiểu tiện và/hoặc tiêu hóa
  • Khó khăn trong việc thở

Những Hành Động Cần Làm Khi Nạn Nhân Còn Tỉnh Thức (WHAT TO DO FOR A RESPONSIVE CASUALTY)

Chan Thuong Cot Song Cach Nhan Biet va Xu Ly 2

  1. An ủi trấn an nạn nhân và khuyến khích họ không nên di chuyển. Gọi dịch vụ cấp cứu để yêu cầu sự giúp đỡ khẩn cấp hoặc yêu cầu ai đó khác thực hiện điều này.
  2. Quỳ hoặc nằm bên phía sau đầu người bị thương. Đặt chống khuỷu tay của bạn lên trên mặt đất hoặc trên đầu gối để giữ cánh tay ổn định vững chắc hơn. Nắm lấy hai bên đầu người bị thương, nhớ mở rộng ngón tay để không bịt che tai – để họ có thể nghe được bạn nói. Giữ và hỗ trợ đầu người bị thương ở tư thế tự nhiên, khi đó đầu, cổ và cột sống sẽ thẳng hàng.
  3. Hướng dẫn yêu cầu người hỗ trợ giúp đỡ đặt những chiếc chăn cuộn, khăn hoặc quần áo gói quanh đầu người bị thương trong khi bạn tiếp tục giữ đầu người bị thương đó ở tư thế trung gian tự nhiên. Tiếp tục giữ đầu người bị thương cho đến khi đội cứu thương đến, bất kể thời gian mất bao lâu.
  4. Hãy nhờ người giúp đỡ theo dõi và ghi lại các dấu hiệu quan trọng – như hơi thở, nhịp tim và mức độ phản ứng, trong khi đợi sự giúp đỡ đến.

Mục Tiêu Của Bạn (YOUR AIMS)

  • Ngăn ngừa tổn thương cột sống thêm
  • Sắp xếp việc chuyển nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức

Lưu Ý

  • Không di chuyển nạn nhân khỏi vị trí bạn tìm thấy nếu không cần thiết và chỉ khi nạn nhân đang gặp nguy hiểm ngay tức thì và bạn có thể di chuyển họ một cách an toàn.
  • Nếu phải di chuyển nạn nhân, hãy sử dụng kỹ thuật “log-roll”.

Những Hành Động Cần Làm Khi Nạn Nhân Bất Tỉnh (WHAT TO DO FOR AN UNRESPONSIVE CASUALTY)

Chan Thuong Cot Song Cach Nhan Biet va Xu Ly 3

  1. Quỳ hoặc nằm phía sau đầu nạn nhân. Chống khuỷu tay bạn trên mặt đất hoặc trên đầu gối để giữ vững cánh tay bạn. Giữ chặt hai bên đầu nạn nhân. Hỗ trợ đầu nạn nhân sao cho đầu, thân và chân nằm trên một đường  thẳng hàng.
  2. Mở đường thở cho nạn nhân bằng  kỹ thuật nâng đẩy hàm. Đặt đầu ngón tay ở hai góc của hàm của nạn nhân. Nhẹ nhàng nâng hàm để mở thông đường thở. Đặc biệt, cần cẩn thận để không làm nghiêng cổ của người nạn nhân.
  3. Kiểm tra xem người bị thương có đang thở không. Nếu họ đang thở, hãy tiếp tục hỗ trợ đầu. Gọi dịch vụ cấp cứu để yêu cầu sự giúp đỡ khẩn cấp hoặc yêu cầu người khác thực hiện điều này.
  4. Nếu nạn nhân không thở, bắt đầu thực hiện hồi sức tim phổi (CPR | hô hấp nhân tạo). Nếu bạn cần phải lật hay xoay, lăn trở nạn nhân. hãy sử dụng kĩ thuật lăn khối đồng bộ (log-roll technique ).
  5. Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu quan trọng như hơi thở, nhịp tim và mức độ phản ứng -trong khi đợi sự giúp đỡ đến.

Mục Tiêu Của Bạn ( YOUR AIMS)

  • Duy trì giữ cho đường thở luôn mở
  • Bắt đầu thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) nếu cần
  • Ngăn chặn thêm tổn thương cho cột sống
  • Sắp xếp việc chuyển người nạn nhân bị thương đến bệnh viện ngay lập tức

Lưu Ý

  • Nếu cần phải di chuyển nạn nhân và bạn có sự giúp đỡ, hãy sử dụng kỹ thuật  lăn khối đồng bộ (log- roll technique).
  • Nếu bạn đang một mình và cần phải rời khỏi nạn nhân để gọi sự giúp đỡ khẩn cấp, và bạn không thể duy trì mở thông đường thở cho nạn nhân mãi được, lúc này, bạn nên đặt nạn nhân vào tư thế hồi phục (recovery position) trước khi bạn rời đi.

Kỹ Thuật “Log-Roll” Trong Trường Hợp Đặc Biệt (SPECIAL CASE LOG-ROLL TECHNIQUE)

Kỹ thuật này nên được sử dụng để lật, lăn, xoay trở nạn nhân khi có chấn thương về cột sống. yêu cầu người trợ giúp giúp đỡ làm nhẹ nhàng duỗi thẳng các chi chân tay của nạn nhân. Đặt xếp ba người theo chiều dài dọc một bên để kéo nạn nhân về phía họ, và hai người khác ở phía bên kia hỗ trợ nâng nạn nhân, đồng thời hướng dẫn nạn nhân tiến hướng về phía trước. Người ở phía chân nên đặt tay tại vị trí xa nhất của chân nạn nhân. Người trợ giúp ở giữa sẽ hỗ trợ chân và hông. Hướng dẫn chỉ đạo những người trợ giúp khác cách lăn trở nạn nhân. Giữ đầu, thân và chân nạn nhân nằm trên một đường thẳng tại mọi thời điểm; đùi chân trên nên được hỗ trợ đỡ nâng lên ở tư thế nhẹ nhàng hơi cao một chút để giữ cho cột sống thẳng.