Vết bỏng phồng nước hay phỏng nặng là những thương tích đầy nghiêm trọng có thể gây ra hậu quả nặng nề kéo dài nếu không được xử lý đúng cách. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách nhận biết và xử lý vết bỏng, phỏng nặng để giảm thiểu nguy cơ tổn thương và hỗ trợ quá trình sớm hồi phục của nạn nhân.
Vết Phỏng và Bỏng Phồng Nặng【Severe Burns And Scalds】
phỏng và bỏng phồng nước là những tổn thương trên da thường do nhiệt gây ra. Cả hai đều được điều trị theo cùng một cách. Vết bỏng (bỏng khô) là do nguồn nhiệt khô gây ra– ví dụ như do bàn ủi, ngọn lửa hoặc thậm chí là ánh nắng mặt trời gây ra. Bỏng phồng (bỏng ướt) là do nguồn nhiệt ẩm gây ra, chẳng hạn như các loại chất lỏng nóng bất kỳ như: nước sôi, tách trà hay cafe nóng hoặc cả hơi nước.
Khi điều trị vết bỏng, hãy chăm sóc cẩn thận. Đối với vết bỏng, thời gian càng kéo dài, thì tổn thương càng nặng và thời gian phục hồi sẽ càng lâu. Nếu người đó bị thương là do cháy nổ hỏa hoạn, hãy giả định rằng khói hoặc không khí nóng cũng sẽ ảnh hưởng đến đường thở hô hấp của họ. Việc ưu tiên của bạn là làm mát vết bỏng ngay lập tức (điều này giúp dừng quá trình bỏng và giảm đau) và tiếp tục làm mát ít nhất 10 phút, hoặc cho đến khi cơn đau giảm. Người bị thương có vết bỏng hoặc bị bỏng nước nặng hầu như chắc chắn sẽ trải qua tình trạng sốc do mất nước và điều đó, cần được điều trị khẩn cấp ngay tại bệnh viện. Khả năng có thương tích không phải do tai nạn luôn cần được xem xét, bất kể tuổi tác của người bị thương. Hãy ghi chép chính xác về những gì đã xảy ra và bất kỳ liệu pháp điều trị nào bạn đã thực hiện. Nếu bạn phải tháo hoặc cắt bỏ quần áo, hãy giữ lại chúng để dành cho các điều tra sau này.
Nhận Biết (RECOGNITION)
Có thể có những dấu hiệu sau:
- Những vùng có thể là vết bỏng nhẹ (bỏng độ I), vết bỏng dày một phần (bỏng độ II) và/hoặc vết bỏng dày toàn bộ (bỏng độ III).
- Đau đớn
- Khó khăn trong việc thở
- Các biểu hiện của tình trạng sốc
Mục Tiêu Của Bạn (YOUR AIMS)
- Dừng ngay lập tức quá trình phỏng bỏng, cũng như các tác nhân gây ra phỏng bỏng và làm giảm đau
- Đảm bảo đường thở thoát khí luôn thông thoáng
- Xử lí các thương tích kèm theo
- Giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng
- Sắp xếp việc chuyển người bị thương đến bệnh viện ngay lập tức
- Thu thập thông tin cho đội cứu thương
Những Hành Động Cần Làm (WHAT TO DO)
- Bắt đầu làm mát vết thương ngay lập tức bằng cách đổ nước lạnh hoặc ấm đều lên vết bỏng. Đừng chần chừ, nhưng đồng thời cũng đừng trì hoãn việc đưa người bị thương đến bệnh viện. Giúp họ ngồi hoặc nằm xuống. Nếu có thể, tránh để vùng vết thương bỏng tiếp xúc với mặt đất để giữ vết bỏng sạch sẽ.
- Gọi đến dịch vụ cấp cứu để yêu cầu sự giúp đỡ khẩn cấp. Nếu có thể, hãy nhờ người khác làm điều này trong khi bạn tiếp tục làm mát vết bỏng.
- Tiếp tục làm mát khu vực bị ảnh hưởng trong ít nhất 10 phút, hoặc cho đến khi cơn đau dịu đi. Theo dõi các dấu hiệu khó thở. Không làm mát quá mức nạn nhân vì bạn có thể giảm nhiệt độ cơ thể xuống mức nguy hiểm, gây hạ thân nhiệt. Đây là một mối nguy hiểm đặc biệt cho trẻ nhỏ và người già.
- Không chạm hay can thiệp trực tiếp vào vết bỏng. Nhẹ nhàng tháo bỏ bất kỳ vòng, đồng hồ, thắt lưng, giày dép và quần áo bị cháy trước khi các vùng mô bị bỏng bắt đầu sưng lên. Một người trợ giúp có thể làm điều này trong khi bạn đang làm mát vết bỏng. Không cởi loại bỏ bất kỳ quần áo nào đang dính bám vào vết bỏng.
- Khi vết bỏng đã được làm mát, hãy che vùng bị thương bằng màng bảo quản thực phẩm để bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng. Bỏ hai vòng đầu tiên trong cuộn và sau đó áp dụng bọc theo chiều dọc theo trên vết bỏng. Có thể dùng túi nhựa sạch để bọc bàn tay hoặc bàn chân; cố định bằng cách dán băng cá nhân hoặc băng dính (adhesive tape) lên túi nhựa, không dán lên lớp da tổn thương. Nếu không có màng bọc thực phẩm, hãy sử dụng gạc vô khuẩn, hoặc thay thế bằng vật liệu không nhẵn nhụi, không xốp bông (non-fluffy material), chẳng hạn như băng gấp hình tam giác.
- Hãy trấn an nạn nhân và xử lí sốc nếu cần thiết. Ghi lại chi tiết về thương tích của nạn nhân. Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân-nhịp thở, nhịp tim và mức độ đáp ứng trong khi chờ đợi sự giúp đỡ đến.
Lưu Ý
- Không gỡ bất cứ thứ gì dính vào vết bỏng; bạn có thể làm tổn thương thêm và đưa khiến vết bỏng nhiễm trùng.
- Không làm vỡ bất kỳ vết phồng rộp nào.
- Không bôi bất kỳ loại kem dưỡng hoặc thuốc mỡ, chất nhờn nào vào vùng bị bỏng cháy; nó có thể làm hư hoại các mô và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Không nên sử dụng băng keo chuyên dụng (specialised dressings), thuốc xịt và gel để làm mát vết bỏng.
- Không sử dụng băng dính (adhesive dressings) hoặc băng dán (adhesive tape) lên da; một vết bỏng có thể rộng hơn so với những gì trông thấy.
- Nếu nạn nhân bị bỏng trên mặt, không che vết thương; bạn có thể làm nạn nhân khó chịu và cản trở hô hấp.
- Không cho phép nạn nhân ăn hoặc uống vì có thể cần sử dụng chất gây mê khi cần thiết trong quá trình tiến hành điều trị.
Liên Đoàn Hải Đăng Gia Định là một là Đơn vị Hướng đạo thuộc hội Hướng đạo Việt Nam. Khởi đầu từ một tráng đoàn biệt lập, Tráng đoàn Hải Đăng – Gia Định được thành lập tại công viên Hoàng Văn Thụ vào ngày 1/03/2006 Sau một thời gian làm việc cùng nhau, Tráng đoàn đã chính thức thành lập Liên đoàn Hải Đăng – Gia Định tại CV Hoàng Văn Thụ vào ngày 10/10/2010. Tuy nhiên, lễ ra mắt chính thức của Liên đoàn đã diễn ra tại khuôn viên Công ty Muối Biển Đông ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2011. Từ đó đến nay, LĐ Hướng đạo Hải Đăng đã hoạt động chính thức với 4 ngành chính: ẤU – THIẾU – KHA – TRÁNG – có lúc sĩ số đoàn sinh lên đến đỉnh điểm là 168 người bao gồm cả đoàn sinh và huynh trưởng.