Trong hành trình hướng đạo, việc nắm vững các kỹ năng nút dây cơ bản là điều quan trọng để đảm bảo an toàn và thành công trong các hoạt động ngoài trời. Một trong những kỹ năng cần biết là buộc nút nối dây câu đôi, hay Double Fisherman’s Knot. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách buộc nút này và những ưu điểm, nhược điểm của nó.
Giới Thiệu Nút Nối Dây Câu Đôi:
Nút nối dây câu đôi (tiếng anh: Double Fisherman’s Knot, Grapevine Knot, Double englishman’s knot). Là một loại nút được sử dụng để buộc, nối chặt hai đoạn dây lại với nhau. Nó tạo ra một kết nối vô cùng mạnh mẽ và đáng tin cậy, đặc biệt trong các hoạt động ngoài trời như leo núi, câu cá, hoặc cắm trại. Nút nối dây câu đôi, có hình dáng và cấu trúc đặc biệt giúp giữ cho hai đoạn dây không bung ra và đảm bảo tính an toàn trong quá trình sử dụng.
Công Dụng Của Nút Nối Dây Câu Đôi:
Nút Nối Dây Câu Đôi (Double Fisherman’s Knot) thường được sử dụng để tạo ra một kết nối mạnh mẽ giữa hai sợi dây hoặc để tạo thành một vòng tròn đóng kín. Mặc dù tên gọi của nó có từ “Fisherman” (ngư dân), nhưng thực tế, nó ít khi được sử dụng bởi ngư dân. Thay vào đó, nó thường được sử dụng rộng rãi trong leo núi, công tác tìm kiếm cứu hộ, và các ứng dụng thông thường hằng ngày khác. Các Ứng Dụng Của Nút Nối Dây Câu Đôi (Double Fisherman’s Knot):
Liên Đoàn Hải Đăng Gia Định là một là Đơn vị Hướng đạo thuộc hội Hướng đạo Việt Nam. Khởi đầu từ một tráng đoàn biệt lập, Tráng đoàn Hải Đăng – Gia Định được thành lập tại công viên Hoàng Văn Thụ vào ngày 1/03/2006 Sau một thời gian làm việc cùng nhau, Tráng đoàn đã chính thức thành lập Liên đoàn Hải Đăng – Gia Định tại CV Hoàng Văn Thụ vào ngày 10/10/2010. Tuy nhiên, lễ ra mắt chính thức của Liên đoàn đã diễn ra tại khuôn viên Công ty Muối Biển Đông ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2011. Từ đó đến nay, LĐ Hướng đạo Hải Đăng đã hoạt động chính thức với 4 ngành chính: ẤU – THIẾU – KHA – TRÁNG – có lúc sĩ số đoàn sinh lên đến đỉnh điểm là 168 người bao gồm cả đoàn sinh và huynh trưởng.